Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Bài viết: Hậu trăng mật có đắng

HẬU TRĂNG MẬT CÓ ĐẮNG?
1. Tôi sẽ ở nhà chồng. Buổi sáng đầu tiên làm vợ, tôi có phải xuống bếp làm điểm tâm và quét dọn nhà cửa để đúng phận làm dâu?
- Điều này tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính cách của mẹ chồng, thói quen của gia đình chồng, vào “giá trị” của cô dâu và còn tùy thuộc vào “quyền uy” của chồng mình nữa. Làm dâu không phải cứ nấu ăn, quét dọn nhà cửa. Nhưng nếu có thể, đó cũng là cách thức “lấy điểm” hay nhất rồi sau đó... quên cũng được.
2. Nếu có một xung đột giữa vợ và mẹ chồng, chồng phải làm sao để được lòng vợ mà cũng đẹp lòng mẹ?
- Thì phải cố gắng “nịnh” cả hai chứ sao! Việc nịnh như thế nào tùy thuộc tài năng của chồng và các đặc điểm chủ quan của mẹ cũng như vợ.
3. Những rắc rối thường gặp sau thời kỳ hậu trăng mật là gì? Có thể chỉ chúng tôi vài chiêu để đối phó hiệu quả với những rắc rối này?
- Thời kỳ hậu trăng mật có thể có một số rắc rối sau khi mật đã... cạn hoặc không còn ngọt như thuở mới cưới. Tính cách và các khiếm khuyết của hai người sẽ được bộc lộ hoàn toàn vì “đâu còn gì để giấu” nên có thể làm người kia thất vọng. Những rắc rối có thể xuất phát từ các thói quen của mỗi người, từ việc không thống nhất cách thức kiếm tiền và giữ tiền, từ các mối quan hệ với gia đình hai bên, từ chuyện ăn chuyện ngủ, từ... mọi thứ trên đời. Có thể khi bức màn nhung đã được gỡ xuống thì hai người phải đối diện với “sự thật phũ phàng” nên nếu không khéo sẽ có cảm giác chịu đựng lẫn nhau. Để đối phó với các rắc rối có thể xảy ra này, trước tiên cần tiếp tục... lãng mạn như thời trăng mật, nếu khó quá thì cố gắng thích ứng để... sống chung với lũ!
4. Hóa giải những sở thích trái ngược nhau trong cuộc sống chung như thế nào? Có phải một người phải chịu hi sinh thì mới mong không xảy ra mâu thuẫn gia đình?
- Nếu cứ mãi hi sinh để rồi chịu đựng thì sẽ có ngày vỡ bờ vì tức nước. Hãy nói ra điều mình muốn, bộc lộ cảm xúc để được chia sẻ và nhận được sự hợp tác bảo toàn hạnh phúc. Điều quan trọng là mỗi người phải có thiện chí với nhau và “chín bỏ làm mười”.
5. Chồng tương lai muốn có con ngay sau khi cưới nhưng tôi chưa muốn vì còn phải học thêm để thăng tiến. Điều này có sai không?
- Điều này không sai nhưng có thể gây căng thẳng. Cần thẳng thắn và tình cảm trao đổi với “người ta” về kế hoạch của hai người để được chia sẻ và thống nhất... lộ trình.
6. Tôi phải thực hiện việc “làm chủ gia đình” bằng những hành động cụ thể gì ngay sau ngày cưới?
- Làm chủ gia đình trước hết chính là làm chủ bản thân mình, làm chủ không gian mình sống... Hãy làm đúng vai trò của mình với một tình cảm chân thành, đó cũng là cách thức làm chủ hợp lý vì qua đó các thành viên khác cũng sẽ noi gương mình làm đúng vai trò của họ.


. Các chú rể Ấn làm việc ở nước ngoài không còn được ưa chuộng
Suy thoái kinh tế không tác động tiêu cực đến tình yêu của giới trẻ Ấn Độ, tuy nhiên lại tạo ra nhiều đổi thay đối với các cuộc hôn nhân sắp đặt.
Trước đây, các cô gái Ấn thích chọn ông chồng từng đi du học, có công việc thu nhập cao ở các nước phương Tây để có thể mang nhiều tiền về cho vợ hoặc bảo lãnh vợ sang định cư tại các nước đó.
Tuy nhiên, hiện giờ các chú rể như thế không còn hấp dẫn đối với phụ nữ Ấn. Theo khảo sát của Shaadi.com, một trang mai mối hôn nhân thu hút khoảng 14 triệu người trên toàn thế giới, nhu cầu tìm kiếm bạn đời với các tiêu chuẩn trên đã giảm khoảng 20-30% kể từ khi diễn ra suy thoái kinh tế.
Lý giải điều này, Gupta cho rằng do suy thoái kinh tế không tác động mạnh đến Ấn Độ bằng các quốc gia khác, một bộ phận không ít nam giới Ấn Độ đang làm việc ở nước ngoài muốn quay về nước làm việc.
Gupta thích chồng mình lập nghiệp ở quê nhà vì tin rằng công việc ở đây ổn định hơn nhiều. Mẹ cô, người hỗ trợ việc “tuyển phu” cho con gái, cũng đồng tình với ý kiến đó: "Giả sử con rể tôi không tìm được việc ở nước ngoài, phải quay về Ấn Độ làm lại từ đầu, thì thà hai đứa chúng nó cứ sống và làm việc ở đây. Vả lại có con gái kề cận dù sao cũng thích hơn”.
2. Hôn nhân mai mối vẫn tồn tại nhưng được hỗ trợ bằng công nghệ hiện đại
Hôn nhân mai mối vẫn còn phổ biến ở Ấn Độ và các bậc song thân vẫn giữ vai trò chủ động trong việc chọn lựa bạn đời cho con.
Theo truyền thống, cha mẹ sẽ “đánh tiếng” cho bạn bè biết rằng họ đang tìm người xứng đôi vừa lứa để dựng vợ gả chồng cho con mình. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại nhờ đến các dịch vụ mai mối hôn nhân. Những người trung gian nắm trong tay hàng loạt bản tự giới thiệu đính kèm hình ảnh các cô cậu “đủ tiêu chuẩn” do gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Công nghệ hiện đại dần len vào mọi ngóc ngách cuộc sống người dân Ấn Độ, do đó không ít các cô cậu trẻ tuổi tự mình dò kiếm đối tượng trên mạng. Các trang web mai mối hôn nhân rất được ưa chuộng vì có thể giới thiệu một số lượng lớn “ứng cử viên” tiềm năng.
3. Các cô dâu Ấn chọn chồng công chức
Shweta Gupta đang học cao học tại Mumbai. Cô rất tự tin mình sẽ tìm được một công việc ưng ý ở Ấn Độ, đó cũng là lý do khiến cô không muốn liều lĩnh lấy chồng và sang sống ở nước ngoài.
"Phụ nữ dần tìm được tiếng nói trong xã hội Ấn Độ. Xu hướng đó biểu hiện ở việc họ tự quyết định chỗ ở và làm việc, lựa chọn người bạn đời và cả hệ thống giá trị gia đình mà họ muốn gắn bó”, Rakshit cho biết.
Phụ nữ Ấn thấy thoải mái khi có nhiều cơ hội tại quê hương mình. Họ không có cảm giác cần phải ra nước ngoài mưu cầu hạnh phúc.
Hệ quả là các quý ông làm việc trong các cơ quan nhà nước trở nên “đắt giá”, vì theo nhiều người Ấn, các công việc này có vẻ ổn định hơn. Khảo sát của Shaadi.com cho thấy nhu cầu tìm kiếm các chàng rể công chức tăng khoảng 45% so với năm vừa qua.
4. Nam giới Ấn Độ thích vợ mình đi làm
Trước đây, theo truyền thống Ấn Độ, nam giới chỉ chọn vợ làm nội trợ. Tuy nhiên, hiện giờ các chàng lại có khuynh hướng tìm cho mình một cô dâu có việc làm hẳn hoi.
Anish Sapra, 27 tuổi, đã “lùng sục” một cô vợ như thế ròng rã mười tháng nay. Anh cho biết: “Có bà xã đi làm đỡ lắm chứ! Cô ấy vừa phụ tài chính cho gia đình, vừa có thể chia sẻ nhiều điểm chung với bạn”.
5. Mơ ước hôn lễ linh đình
Ở Ấn Độ, người dân vẫn thích tổ chức cưới hỏi rình rang và phô trương cho dù suy thoái kinh tế khiến không ít người phải dằn lại mong muốn đó.
Nhiều người đẹp xứ này vẫn mơ được một tấm chồng giàu có kèm với một hôn lễ nổi đình nổi đám, hát hò rôm rả, nhảy nhót rộn ràng, được mọi người tấm tắc khen và nhớ mãi.
Ghen tuông là chuyện không thể thiếu trong tình cảm lứa đôi cũng như đời sống vợ chồng. Nhưng ghen như thế nào cho có văn hóa, không gây ầm ĩ, mất mặt những người trong cuộc lại vẫn giữ được chồng, được vợ mà còn có thể “căt đuôi” đối tượng là cả một nghệ thuật. Vậy là có những trung tâm, công ty chuyên tư vấn, hỗ trợ... ghen ra đời.
Một phụ nữ đến trước cửa Công ty dịch vụ tư vấn, hỗ trợ ghen T&T trên đường Trần Đình Xu (Q.1, TP.HCM) ngập ngừng khá lâu mới bước vào. Ngồi trò chuyện thăm dò một lúc với các nhân viên của công ty, cảm thấy tin tưởng, bớt đi sự ngần ngại, e dè, chị mới bật khóc nức nở: “Tôi đang rất bối rối do vừa phát hiện chồng mình có một bóng hồng khác. Bằng chứng thì còn mơ hồ nên không biết xử trí như thế nào. Làm lớn chuyện chỉ xấu chàng hổ thiếp, tôi chỉ muốn làm thế nào để chồng tôi quay về với vợ con, xin các anh giúp đỡ...”.
Ghen... nghệ thuật
Theo lời người phụ nữ này thì chồng chị là tổng giám đốc một công ty tin học khá có tiếng tại TP.HCM, còn chị là kế toán trưởng một công ty dịch vụ du lịch. Hai người lấy nhau được hơn mười năm và có hai mặt con. Do công việc cả hai đều bận rộn nên thời gian qua chị ít quan tâm đến thời gian, công việc riêng của chồng. “Trước khi tiến tới hôn nhân, chúng tôi đã có một thời gian dài yêu nhau khá lãng mạn nên tôi luôn tin tưởng sự thủy chung của anh ấy. Tất cả mọi việc trong cơ quan, ngoài xã hội anh ấy đều chủ động kể với vợ. Mãi đến gần đây có người quen nói thỉnh thoảng thấy anh ấy chở một cô gái trẻ đi trên phố, tôi mới bắt đầu quan tâm...”.
Chẳng cần thuê thám tử tư theo dõi, chị T.H.M., tên người phụ nữ, bắt đầu chú ý những hành vi “bất thường” của chồng mình. Quả thật, đức ông chồng dạo này vẫn thường khư khư giữ máy điện thoại di động bên mình, có vẻ bối rối, e dè khi vợ cầm đến. Một vài lần chồng chị lơ là, vừa đi vào nhà tắm, điện thoại rung lên. Chị M. vội vàng mở tin nhắn thì thấy tên người gửi là Đứccơquan, còn nội dung tin nhắn gọn lỏn “392”. Tin nhắn của anh chàng Đức cơ quan này cứ lặp lại nhiều lần trong nhiều tối chỉ với nội dung ngắn ngủn như trên.
“392 là ba con số nằm trên bảng chữ cái của điện thoại, có ý nghĩa là em yêu anh, khá phổ biến hiện nay dành cho những cặp đang yêu nhau lén lút, không muốn người khác biết. Còn hiện nay các ông chồng có bạn gái vẫn thường ghi tên bạn gái bằng tên đồng nghiệp cơ quan để vợ khỏi nghi ngờ. Rõ ràng trong trường hợp này chồng chị đang có một người phụ nữ khác” - nhân viên Công ty T&T tư vấn.
Chuyên viên tâm lý Nguyễn Duy Hoàng, nhân viên Công ty T&T, sau khi nghe ngọn ngành câu chuyện đưa ra các phương án để chị M. chọn lựa.
Phương án A: được xem là đơn giản nhất, chị M. tự nhắn tin lại cho cô gái kia bằng những “điều hay, lẽ phải” rồi tự dàn xếp với nhau; phương án B: bố trí một cuộc nói chuyện riêng với cô gái kia mà không để chồng chị biết để anh ta khỏi khó xử và mất mặt. Cuộc nói chuyện kèm những lời lẽ thuyết phục để cô ta từ bỏ làm người thứ ba trong chuyện này (nếu cần, sẽ có nhân viên Công ty T&T đi kèm trong vai người thân để lời lẽ thêm thuyết phục).
Phương án C: nhân viên công ty sẽ xác minh nhân thân, nơi làm việc của “đối thủ” (thông qua số điện thoại chị M. cung cấp) và trong vài ngày chị M. sẽ có một bộ hồ sơ đầy đủ về “tình địch” của mình và cứ việc nhét vào cặp làm việc của chồng để mà cảnh tỉnh; Phương án D: nhân viên Công ty T&T sẽ đóng vai người nhà của cô gái kia hoặc người thân của anh chồng để trò chuyện với “đối tác” bằng nhiều tình huống bất ngờ để người trong cuộc phải tự “cắt đuôi”, bỏ cuộc...
Duy Hoàng, nhân viên Công ty T&T, kể anh từng giúp một bà vợ lập một nickname để chat với tình địch của mình trong vai một “đại gia” để cô nàng này sập bẫy tình. Sau đó, bà vợ này “copy” bằng chứng, tang chứng đưa chồng xem để anh chồng hiểu rõ cô nhân tình của mình mà “cải tà, quy chính”.
Cũng không ít lần từ việc giải mật mã các tin nhắn mà khách cung cấp, công ty đã dàn xếp cho ba người trong cuộc gặp nhau trong khung cảnh vô cùng lãng mạn và thân thiết đến độ “ăn làm sao, nói làm sao” cũng không ổn, nên cuối cùng đành chấp nhận kết cục “ai phải về nhà nấy”. “Đánh ghen bây giờ phải có nghệ thuật. Chúng tôi có rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về “ghen học” ở nước ngoài để đáp ứng công việc. Trong tình huống nào thì có những chiêu thích hợp đó” - giám đốc Huy bật mí.
“Còn nước còn tát”
Công ty dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ ghen T&T ra đời gần hai năm nay mà tiền thân của nó vốn là nơi chuyên tư vấn tình yêu, hôn nhân gia đình. Sau khi nhận thấy lĩnh vực ghen tuông cũng cần phải... chuyên sâu và lượng khách hàng nhờ tư vấn, hỗ trợ trong lĩnh vực này lại khá đông nên giám đốc Minh Huy chủ rộng rẽ hướng: chỉ chuyên tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến ghen tuông trong đời sống lứa đôi, vợ chồng...
Cũng từ nhu cầu có thật này và đang có xu hướng phát triển nên ngày càng có thêm một số trung tâm chuyên dịch vụ tư vấn... ghen như trên ra đời, như Trung tâm tư vấn ghen Niềm Tin trên đường Điện Biên Phủ, Trung tâm hỗ trợ ghen Văn Hóa trên đường Lý Thường Kiệt... (cùng với đó là hàng loạt trang web chuyên tư vấn ghen, hỗ trợ dịch vụ ghen cũng xuất hiện: tuvanghen.com, ghenhiendai.com, congtydieutra.com, vanphongdieutra.com...).
“Trong xã hội hiện nay, quan hệ của các ông chồng, bà vợ ngày càng mở rộng thì chuyện ghen tuông nghi ngờ lẫn nhau xảy ra ngày càng nhiều. Nhưng những kiểu đánh ghen đầy bạo lực, đậm tính xã hội đen không còn được chọn lựa vì hầu hết người trong cuộc đều là dân trí thức, có địa vị xã hội. Những lúc như vậy người ta rất cần những lời tư vấn, những nơi hỗ trợ giúp loại đối thủ nhưng vẫn giữ được chồng, vợ, mái ấm của mình bằng những phương pháp đánh ghen trong hòa bình, lịch sự” - ông Cao Minh Hiền, trưởng Trung tâm tư vấn ghen Niềm Tin, nhìn nhận.
Theo ông Hiền (cũng là chuyên viên tâm lý), ghen tuông dễ làm người ta hoang tưởng dẫn đến những suy nghĩ, hành vi, thái độ cư xử không hay và cuối cùng thì “mất cả chì lẫn chài”. Ghen là bệnh. Mỗi người, mỗi trường hợp lại ghen mỗi kiểu khác nhau, nhiệm vụ của các nhân viên tư vấn ghen là phải chẩn đoán đúng “bệnh” và hiện trạng của người trong cuộc để có phương pháp “điều trị” thích hợp. Giám đốc Huy nói phải hiểu rõ tâm lý người trong cuộc mà đưa ra những phương pháp “cắt đuôi” cho thân chủ hiệu quả, như giương đông kích tây, mưa dầm thấm lâu... Phương án mạo hiểm nhất mà công ty từng làm nhiều lần là giúp hai “tình địch” thành bạn của nhau và hóa giải mọi quan hệ phức tạp giữa ba người.
Bình quân giá một ca tư vấn đến các dịch vụ hỗ trợ ghen từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nhưng theo nhân viên Công ty tư vấn ghen T&T thì số khách hàng nhiều khi quá tải, đăng ký trước vài ba ngày mà công ty cũng không xếp lịch kịp để tư vấn và hỗ trợ giải quyết các ca... “ghen”. Điều khá thú vị, theo ông Huy và ông Hiền, khách hàng nam giới đến nhờ “hỗ trợ ghen” cũng ngang bằng với cánh phụ nữ. “Nhiều khách hàng nam đến chỗ chúng tôi khóc lóc nỉ non, sướt mướt khi người yêu hay vợ ngoại tình và ghen rất dữ. Thế mới biết trái tim đàn ông cũng mong manh, dễ vỡ” - ông Hiền kể.
“Chẳng phải trường hợp nào mình tư vấn hay dàn xếp cũng thành công cả đâu. Một khi người ta đã muốn tìm bến mới hay có trăng quên đèn thì có cố gắng lắm cũng đành bó tay thôi. Nhưng còn nước thì còn tát...” - giám đốc Huy bảo vậy. Theo ông Huy, ông và nhân viên của mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc như mình chính là người trong cuộc khi dàn xếp thành công cho những ca “ghen” để các cặp vợ chồng (đã, đang và sẽ ngoại tình) trở về đầm ấm cùng nhau.
1.001 kiểu đánh ghen hiện đại!
“Chúng tôi tuyệt đối không sa vào việc điều tra, theo dõi đối tượng như các thám tử tư hoặc đánh ghen mướn theo kiểu “truyền thống” cho khách hàng, mà chỉ đưa ra những phương án tư vấn cho khách tự chọn lựa. Trong những trường hợp cần thiết, phải có giấy cam kết đồng ý của thân chủ thì nhân viên công ty mới tham gia đóng vai người thân của khách để gặp gỡ hay điện thoại, dàn xếp giúp khách hàng cắt đuôi “đối thủ”. Nhưng “đánh ghen” theo dạng này phải tuân thủ các nguyên tắc: lịch sự, văn minh, văn hóa và không bạo lực cũng như không vi phạm pháp luật” - Minh Huy, giám đốc Công ty dịch vụ tư vấn, hỗ trợ ghen T&T, nói.
Theo lời giám đốc Huy, sau khi nghe khách hàng trút nỗi lòng thì trước tiên nhân viên công ty cũng phải xác định kỹ xem nghi ngờ của khách hàng đã chính xác chưa, những câu chuyện, tình huống... đưa ra có thuyết phục không vì không ít quý bà, quý ông cứ ghen vu vơ, vô cớ, căn cứ vào một vài tin nhắn, cú điện thoại không rõ ràng hoặc qua lời đồn thổi mà làm khổ chính mình và người hôn phối của mình.
“Với những trường hợp như vậy thì chúng tôi khuyên khách hàng nên cân nhắc và chín chắn. Ngay cả những trường hợp có dấu hiệu khả nghi nhưng vẫn chưa rõ ràng thì công ty cũng tư vấn khách hàng tự tìm hiểu thật kỹ để khỏi phải bé cái lầm”.
Còn một khi nhân viên công ty đã xác định được những tình huống ghen... chính đáng thì khách sẽ được nhân viên tư vấn 1.001 kiểu “đánh ghen... hiện đại”. Từ việc dùng lời mềm dịu mà khuyên chồng rồi “đánh ghen” bằng tin nhắn sao cho đối thủ phải giật mình, cảnh tỉnh đến cả việc giải quyết ghen bằng điện thoại bàn, điện thoại di động, thư tín rồi cả cách lập blog, lập nick name trên mạng để... đánh ghen. Cuối cùng mới là phương án dàn xếp gặp mặt bằng lời lẽ chân thành đến cứng rắn... và kèm theo đó là chứng cứ pháp lý để buộc “đối thủ” bỏ cuộc.
“Quan trọng nhất vẫn là giúp người trong cuộc nghiệm ra tại sao chồng (vợ) mình lại quay lưng với mình. Nếu còn thương thì đừng ra tối hậu thư mà hãy tìm cách lôi kéo chồng (vợ) mình về. Và phòng cháy hơn chữa cháy”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét