Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

ĐỀ THI LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ THI LUẬT DÂN SỰ
Thời gian: Chưa biết
Được sử dụng tài liệu
I. Lý thuyết (6 điểm)
Các nhân định sau đúng hay sai? Tại sao?
1. Người nghiện ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dânsự

2. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên
3. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

4. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung

5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự

6. Chủ sở hữu đối với cây cối phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
II. Bài tập (6 điểm):
Ông Giáp kết hôn với bà Bính và có 2 con chung là Tý, Sửu. Tý bị bại liệt từ nhỏ. Sửu có vợ là Dần và có 2 con là Ngọ và Mùi. Năm 2004, Sửu bệnh chết. Tháng 02/2006 bà Bính lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 giá trị căn nhà cho cháu nội là Mùi hưởng thừa kế. Tháng 10/2006, bà Bính chết. Sau khi bà Bính chết, các bên liên quan đã phát sinh tranh chấp.
Anh chị hãy áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên.
Biết rằng: Tài sản riêng của anh Sửu là 100 triệu đồng. Căn nhà là tài sản chung của ông Giáp bà Bính trị giá 240 triệu. Cha Mẹ bà Bính đều đã chết.

BÀI TẬP LUẬT DÂN SỰ

anh A cho anh b mượn 100 triệu , với thời hạn là 12 tháng , và anh B lấy tiền này để đăng ký kinh doanh mở cửa hàng . Sau đó anh A bán lại quyền đòi nợ cho anh M,anh B kinh doanh tốt . Qua 12 tháng anh B không trả nợ vì lý do không bán được hàng , vậy

Ông A là chủ sở hữu con bò trị giá 7 triệu. Ông A mang con bò đến trại X để phối giống, mất 500k. Trên đường đi về một chiếc xe tải đi ngược chiều của ông B do Anh C lái đâm cán chết con bò.

Hỏi:
1. Trách nhiệm Dân sự ở đây là TNDS do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do hành vi trái PL gây ra?

2. Ai pải bồi thường cho ông A, và BT bao nhiêu?

Anh Nguyên là người chuyên bán lẻ xăng dầu ở đường Lê Duẩn (đây là 1 dạng bán chui ý). Chị Minh đang mua xăng xe, thì anh Hạnh ngồi quán nước gần đó vô ý vứt tàn thuốc đang cháy vào bình chứa xăng xe. Thiệt hại được xác định như sau:
1. Chiếc xe bị tiêu hủy hoàn toàn trị giá 20tr
2. Anh Nguyên điều trị vết thương hết 2tr
3. Chị Minh điều trị vết thương hết 8tr
4. Ngoài ra chị Minh còn mất khả năng sinh con

Câu hỏi:
1. Ai phải bồi thường và ai được bồi thường?
2. Mỗi người được bồi thường bao nhiu?


Ông Vui một hôm đào đất trong vườn nhà mình phát hiện được 1 hộp đựng 20 lượng vàng chôn sâu dưới đất. Mặc dù đã cố gắng giữ bí mật nhưng thông tin vẫn bị lộ ra ngoài. Công an phường X đã mời ông Vui đến để trình bày sự việc và ông Vui đã thừa nhận việc mình đã tìm được 20 lượng vàng. Cho rằng hành vi giấu giếm TS có giá trị lớn của ông Vui là trái PL nên CA phường kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu toàn bộ 20 lượng vàng sung công quĩ. Ông Vui không đồng ý. Theo ông Vui thì ông có công phát hiện số vàng này nên ông phải được hưởng một số tài sản theo qui định của PL. ANh chị hãy giải quyết vụ việc trên. Giải thích ?

Bài 2:
Ông Giáp kết hôn với bà Bính và có 2 con chung là Tý, Sửu. Tý bị bại liệt từ nhỏ. Sửu có vợ là Dần và có 2 con là Ngọ và Mùi. Năm 2004 Sửu bệnh chết. Tháng 02/2006 bà Bính lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 giá trị căn nhà cho cháu nội là Mùi hưởng thừa kế. Tháng 10/2006, bà Bính chết. Sau khi bà Bính chết, các bên liên quan đã phát sinh tranh chấp.
Anh chị hãy áp dụng BLDS2005 để giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên. Biết rằng : Tài sản riêng của anh Sửu là 100 triệu đồng. Căn nhà là tài sản chung của ông Giáp bà Bính trị giá 240 triệu. Cha Mẹ bà Bính đều đã chết.


Câu I - Lý thuyết:
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích và nêu cơ sở pháp lý các nhận định sau:
1. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học chỉ được bảo hộ từ khi tác phẩm đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu trong vòng 3 năm liên tục mà không có lý do chính đáng thì văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ.
3. Khi người thừa kế chết trước người để lại thừa kế thì con của người thừa kế được thừa kế thế vị phần di sản đó.
4. Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng đều có giá trị pháp lý như nhau.
5. Chủ sở hữu có quyền kiện đòi trả lại tài sản của mình nếu tài sản đó bị người khác chiếm hữu trái PL.
6. Pháp luật VN không hạn chế số lượng, giá trị, chủng loại tài sản đối với hình thức sở hữu tư nhân.

Câu II - Bài tập:
1. Ông A nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế cho chiếc máy sấy lúa nhiệt tự động của mình và đã được Cục SHTT cấp biên nhận nộp đơn hợp lệ ngày 10/01/2006. Ngày 15/01/2006 ông A phát hiện ông B đang SX thương mại sản phẩm tương tự như chiếc máy mà ông đã đăng ký độc quyền. Ngày 15/06/2006 Cục SHTT đã cấp bằng độc quyền sáng chế đối với chiếc máy nói trên cho ông A. Hỏi:
Ông A có quyền yêu cầu ông B ngừng SX thương mại loại máy sấy lúa nói trên không và giải thích vì sao, nếu xảy ra trường hợp:
a) Ông B đã chứng minh mình đã SX loại máy trên trước ngày 10/01/2006
b) Ông B không chứng minh được mình đã SX loại máy trên trước ngày 10/01/2006.

2. Ông A kết hôn với bà B, có 2 con là C và D. Khi D được 2 tuổi, ông A và bà B đã cho đi làm con nuôi gia đình ông X. Quá trình chung sống ông bà tạo dựng được tài sản chung trị giá 220 triêu. Năm 1997 bà B chệt Ông A lo mai táng hết 20 triêu. Năm 1998, ông A kết hôn với bà M, sinh được 1 người con là N và cùng tạo lập khối tài sản chung trị giá 180 triêu. Năm 2005 ông A lập di chúc hợp pháp có nội dung: "cho N hưởng 1/2 tài sản của ông A:. Năm 2006 ông A chệt Sau đám tang ông A, chị C yêu cầu bà M cho mình hưởng thừa kệ Bà M không những không đồng ý mà còn tìm cách giết C. Rất may, sự việc được phát hiện kịp thời nên C chỉ bị thương nhẹ. Bà M bị toà án xử 3 năm tù giạm
Anh chị hãy áp dụng BLDS 2005 để giải quyết việc chia TK nói trên.
(Biết rằng: Cha mẹ ông A và bà B đều đã chết trước ông A và bà B).
___________________
Câu I - Lý thuyết:
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích và nêu cơ sở pháp lý các nhận định sau:
1. Người bị mù cả 2 mắt thì không thể tự mình lập di chúc.
2. Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và có đền bù đối với động sản không đăng ký quyền SH, thì được xác lập quyền SH đối với tài sản đó.
3. Chỉ khi nào người TK không có quyền TK, đồng thời bị truất quyền hưởng di sản thì người đó mới không được hưởng di sản do người chết để lại.
4. Các chủ SH chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
5. Một tác phẩm văn học được sáng tạo và thể hiện dưới 1 hình thức nhất định thì quyền tác giả tác phẩm đó được PL công nhận và bảo hộ.
6. Người sử dụng giải pháp kỹ thuật trước khi giải pháp đó được cấp bằng độc quyền sáng chế thì họ vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó sau khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực.

Câu II - Bài tập:
1. Ông A và bà B kết hôn và có 2 người con là C và D. C kết hôn với E và có 2 con là M và N. D kết hôn với F và cũng có 2 con là X và Y. Từ tháng 3/1997, ông A còn sống chung chư vợ chồng với bà H. Mẹ của ông A là bà T coi bà H như con dâu. Giữa ông A và bà H có 2 con chung là P và Q.
Năm 1998 C chết không để lại di chúc. Năm 2002 ông A lập di chúc với nội dung: "Cho H, P và Q được hưởng 1/2 tài sản của A". Ông A chết năm 2006. Bà B lo mai táng hết 20 triệu. Sau đám tang, bà H đưa di chúc ra yêu cầu thực hiện. Bà B phản đối.
Anh chị hãy áp dụng BLDS 2005 giải quyết các tranh chấp trên và giải thích tại sao lại giải quyết như vậy.
Biết rằng tài sản chung của ông A bà B là 1,1 tỷ đồng. Tài sản chung của C và E là 100 triệu. Chị D chết sau ông A 10 ngày. Cha ông A chết trước ông A.

2. Ông A (trong lúc mất trí) đã ký hợp đồng bán cho ông B 1 ngôi nhà. Đại diện hợp pháp của ông A đã kiện yêu cầu hủy HĐ mua bán nhà nói trên. Nhưng tòa sơ thẩm bác đơn và xử ông B được sở hữu nhà. Bản án có hiệu lực và ông B đã bán ngôi nhà trên cho ông C thông qua hình thức đấu giá. Bản án sơ thẩm nói trên bị cấp giám đốc thẩm hủy án và xử lại theo hướng hủy HĐ mua bán nhà giữa A và B.
Theo qui định của BLDS 2005, gia đình ông A có thể kiện đòi C trả nhà, đòi tòa sơ thẩm bồi thường thiệt hại hay kiện B hoặc là phải trả nhà hoặc là phải bồi thường. Giải thích tại sao lại giải quyết như vậy.
___________________

Ông Quy và bà Mây kết hôn hợp pháp tại Đaklak. Trong quá trình chung sống sinh được 02 người con gái là Thôn sinh 1975 và Phố sinh năm 1977. Ông bà cũng tạo được căn nhà số 49 đường H , TP BMT. Năm 1987 ông Quy lấy bà Khánh và sinh được 02 người con chung là Hằng sinh năm 1988 và Thái 1990. ông quy và bà Khánh mua căn nhà tại số 14 đường K,TP BMT với giá 12 chỉ vàng năm 1991 để 03 mẹ con bà Khánh ở. Năm 2006 ông Quy chết nhưng không để lại di chúc.
Tháng 8 năm 2007 do tranh chấp về tài sản nên bà Mây đã khiếu nại tại toàn án có thẩm quyền xin chia tài sản ông Quy.
a. Xác định hành thừa kế chia di sản trên.
b. Xác định các quan hệ pháp luật mà toàn án càn thụ lý giải quyết
c. Xác định diện và hàng thừa kế.
Biết: Ngôi nhà ông Quy và bà Mây là 540 tr.
Ngôi nhà ông Quy và bà Khánh là 190 tr.
Sau khi toà án thụ lý giải quyết thì bà khánh có gởi đơn yeu cầu toàn án thanh toán tiền tu sửa cải tạo ngôi nhà tại số 14 đường K,TP BMT sau khi ông Quang chết là 20 tr, có giấy tờ xác minh.

d. Xác định di sản và chia di sản thừa kế ở 5 trường hợp trên.

A và B thỏa thuận sẽ cùng đến 1 chuyên gia (ít kinh nghiệm) để biết về niên đại của chiếc bình cổ và được nhà chuyên gia này cho biết nó có từ nhà Thanh và có giá khoảng 1000 USD và A quyết định bán chiếc bình cho B với giá là 1000 USD.khi B đã mua lại chiếc bình và đến nhờ chuyên gia khác (nhiều kinh nghiệm) và được chuyên gia này cho biết là có từ thời nhà Minh và có giá là khoảng 5000 USD.khi biết được chuyện này A đã đưa ra thỏa thuận là hủy bỏ hợp đồng trước kia đã ký kết với B để nhận lại chiếc bình cổ đó.Hỏi thỏa thuận của A có thực hiện được không?tại sao?cơ sở pháp lý


Câu 1: Các nhận sau đây đứng hay sai? Giải thích?
a. Thời hiệu khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ thời điểm xác lập giao dịch.
b. Năng luật pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra.
c. Người chiếm hữu tài sản của người khác là chiếm hữu trái pháp luật.
d. Giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu không phát sinh hiệu lực từ thời điểm xác lập giao dịch.
e. Sở hữu chung về tài sản là sở hữu chung hợp nhất .

Câu 2: Bài tập.
Thấy trâu nhà ông B đang ăn lúa nhà ông C, nên ông A đã xuống dắt trâu về dùm cho ông B đóng cửa và cũng không thấy ai ở nhà, nên ông A đã đưa con trâu nói trên và sang nhà ông A để xin nhận lại trâu. Ông A bảo ông B phải trả tiền công cho D vì D đã cắt cỏ cho trâu ăn, dắt trâu tắm và đốt lửa cho trâu sưởi ấm. Ông B phản đối, vì cho rằng ôngB đâu có nhờ vả D làm gì cho tốn tiền. Đấy là chuyện riêng của ông A với D chứ ông B không biết.
a. Hãy xác định B có nghĩa vụ gì với D và A hay không?
b. Giả sử: ông A dắt trâu về và cột ở gốc cây mà không cho ăn. Mấy ngày sau, trâu đã chết vì đói hoặc vì dây mũi bị siết chặt làm đau mũi trâu dẫn đến trâu chết, thì ông A có phải bồi thường cho ông B không? Vì sao?

Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là nghĩa vụ dân sự phân chia được theo phần
2. Một tài sản có thể dùng được dùng bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi có giá trị nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ cần bảo đảm.
3. Lãi suất trong hợp đồng vay do các bên thỏa thuận.
4. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán là thời điểm hợp đồng có hiệu lực
5. Di trúc không có hiệu lực pháp luật là di trúc vô hiệu
6. Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc ở điều 669 BLDS là những người thừa kế thứ nhất của người chết

Câu 2: (3đ) Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo điều 661 BLDS

Câu 3: (4đ) Ông A và bà B là hai vơ chồng có một xưởng sản xuất kinh doanh nhỏ tại nhà. Ông A trông coi xưởng sản xuất, bà B tham gia tiếp thị và giao dịch với khách hàng. Năm 2007, Bà B đi du lịch kết hợp với giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Ông A ở nhà do cần vốn để sản xuất kinh doanh cho gia đình đã dùng dấy tờ chiếc xe ô tô camry của gia đình mang tên ông thế chấp cho X vay 1 tỉ đồng thời hạn vay là 6 tháng kể tù ngày 01/02/2007 lãi xuất 0,6% /tháng. sau khi bà B từ nước ngoài trỏ về, ông A và bà B muốn mở rộng sản xuất nên đã bàn bạc cầm cố chiếc xe camry cho Y để vay 1,5 tỷ đồng thời hạn vay là 6 tháng kể từ ngày 01/4/2007. lãi xuất 1% / tháng, sau 1 thời gian do khủng khaongr về kinh tế , gia đình A-B đã làm ăn thua lỗ và không có khả năng trả nợ.

Anh(chị) hãy giải quyết tình huống trên theo pháp luật hiện hành biết rằng vào thời điểm hết thời hạn hợp đồng với X, cả X và Y đều yêu cầu bán chiếc xe camry để thu hồi nợ và giá trị chiếc xe này trị giá 1,7 tỷ đồng, lãi xuất các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.


A-B là vợ chồng,có 2 con chung là C,D.C có 2 con la E,F.D có 2 con là G,H.
a/ A chết trước,ai sẽ được hưởng thừa kế?Được bao nhiêu?
b/ B chết trước,D lại chết trước cả B.Hỏi ai sẽ được hưởng thừa kế?đuợc nhận bao nhiêu?
c/ C chết trước,để lại di chúc truất quyền thừa kế của A,B.Hỏi aiđược hưởng thừa kế?được hưởng bao nhiêu?
Các trường hợp trên độc lập với nhau, mỗi ng` đều có tài sản là 720 triệu

Câu hỏi trắc nghiệm
5/ Những cặp vật sau đây, cặp nào ko phải là vật chính-vật phụ
a/ Tivi và điều khiển tivi
b/ Ô tô và chìa khóa...của ô tô
c/ Máy ảnh và vỏ bao máy ảnh
d/ Xe máy và các phụ tùng sửa chữa xe

1. Văn bản qui phạm PL là nguồn duy nhất của PL dân sự?

2. Xử sự pháp lý cũng là hành vi pháp lý?

3. Người nghiện ma túy là người bị hạn chế NLHVDS?

4. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên?

5. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

6. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung?

7. Giao dịch do người ko có thẩm quyền xác lập thì luôn luôn ko có giá trị pháp lý?

8. khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chầm dứt?

9. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm hữu hạn?

10. Người bắt buộc phải có người giám hộ là người chưa thành niên, người mất NLHVDS?

11. Người bị bệnh tâm thần là người mất NLHVDS?

12. Các lợi ích nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ gắn liền với mỗi cá nhân nên không thể chuyển giao?.
___________________
ĐỀ THI MÔN DÂN SƯ 3 - PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
Thời gian: 90 phút
Được sử dụng tài liệu


Câu 1: (4.5 điểm) Trả lời đúng hoạc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng đợc chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển gioa tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên co thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một thạng Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy xe cùa B

Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?


Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đủng? Ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?

. Lý thuyết:
1. nhận định đúng sai?
a. khi súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác thì chủ sở súc vật phải bồi thương.
b. chủ sở hữu đối với cây cối phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
c. người đủ 18 tưổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình.
d. mọi hành vi xâm phạm tới sức khoẻ của cá nhân đều phải bồi thường tổn thất về tinh thận
2. hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định: bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây rạ
II. Bài tập:
Anh A và anh B cùng đi ăn cưới anh C, trong tiệc cưới hai người phát sinh mâu thuẫn dẫn tới xô sát, không kiềm chế được anh A đã tát vào mặt anh B. Được mọi người can ngăn và kéo 2 người ra, sau đó anh A bỏ về nhà trọ, do tắm nước lạnh nên anh A bị cảm chết lúc 20 h. tiệc cưới xong lúc 22h, anh B về, nghĩ tới việc bị A tát vào mặt mình trước đám đông lại có sẵn men rượu nên anh B quyết trả thù , anh B về nhà lấy dao phay và tới phòng trọ A, và chém nhìu nhát vào người A, làm cho A đứt lìa cổ, tay, chân, và nhìu vết chém khác. Mặc dù A đã chết trước lúc đó, nhưng hành vi của B lại bị cấu thành tội giết người. Tại phiên toà sơ thẩm, toà án áp dụng điều 93 tuyên B phạm tội giết người. Về phần dân sự, chị M là vợ anh A đại diện gia đình yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại điều 610 BLDS bao gồm : 30 triệu đồng tiền mai táng phí, 10 triệu đồng khâu xác thẩm mỹ, 30 triệu đồng tiền tổn thất về tinh thần và cấp dưỡng cho con anh A mới 8 tưổi trước khi thành niên. B không đồng ý tranh chấp xảy ra, theo anh chị giải quyết ntn?

Câu 1: (4.5 điểm) Trả lời đúng hoạc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng đợc chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển gioa tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên co thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một thạng Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy xe cùa B

Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?


Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đủng? Ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?


Câu 1: (4.5 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Hợp đồng tặng cho xe ô tô có hiệu lực từ khi hợp đồng được chứng nhận , chứng thực

2/ Trong hợp đồng vay tài sản có sự chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người cho vay sang người vay

3/ Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật không tiêu hao

4/ Hợp đồng ưng thuận đều có hiệu lực từ thời điểm các bên có thỏa thuận xong các nội dung chủ yếu của hợp đồng

5/ Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì vô hiệu toàn bộ

6/ Thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

Câu 2: ( 1.5 điểm)

A thuê xe ô tô của B để chở hàng trong thời hạn một tháng. Trong thời gian hợp đồng đang còn hiệu lực, A để xe của B trong nhà kho, Nhà kho của A bị sét đánh cháy , làm cháy cả xe cùa B.
Hỏi: A có phải bồi thường thiệt hại cho B không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm)

Tháng 01/2006 Ông Thành đến gặp nghệ nhân Nguyễn An để đặt Ông An tạc 300 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Nhât. Hiện tại, Ông An chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của Ông Thành, nên Ông Thành đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại Ông Thành sẽ đến nhận sau một thạng Đồng thời Ông Thành cũng đồng ý trả cho Ông An đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho Ông An 1/2 số tiền của 200 tượng còn lại. 10 ngày sau Ông Thành bị thiệt mạng do bị tai nạn, con Ông Thành là anh Lập đã bán cho Anh Long toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 200 tượng còn lai. Lập còn bảo Long đến hẹn thì cứ tới cửa hàng Ông An để nhận tượng. Đúng hẹn, Long đền nhận hàng thì Ông an nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Long đòi Ông An bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho Anh vì anh đã ký họp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoàị Ông An không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Thành chứ không phải với Lọng và cũng không được Ông Thành báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Anh Chị hãy cho biết :

1/ Hợp đồng giữa Ông Thành và Ông An là hợp đồng gì ?

2/ Lập luận của Ông An và Ông Long ai đúng, ai sai?

3/ Tranh chấp trên giải quyết như thế nào? Vì sao lại giải quyết như vậy?


ĐỀ THI MÔN DÂN SƯ 3 - PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
LỚP 5C (LẦN 2)
Khoa : Luật Dân Sự - Đại học Luật TP.HCM
Thời gian: 90 phút
Được sử dụng tài liệu

Câu 1: (4.5 điểm)
Trả lời đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn và nêu cơ sở pháp lý những nhận định sau:

1/ Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS là tài sản.
2/ Một bên vi phạm HĐ gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại khi bên bị vi phạm có yêu cầu bồi thường.
3/ HĐ có đền bù là HĐ mà trong đó nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia thì phải đền bù thiệt hại.
4/ Rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ khi tài sản được giao cho bên mua.
5/ HĐ vay tài sản là HĐ có đền bù.
6/ Nhà ở chỉ được thế chấp mà không được cầm cố.

Câu 2: (1.5 đ)
Ông A cho doanh nghiệp B thuê 10 chiếc xe Toyota loại 15 chỗ để sử dụng vào việc kinh doanh vận chuyển hành khách. Thời hạn là 5 năm. Được 2 năm thì có 3 chiếc bị hư hỏng. Doanh nghiệp B yêu cầu ông A sửa chữa nhưng ông A phản đối với lý do là bên B sử dụng thì bên B phải tự sửa. Bên B chứng minh việc xe bị hỏng không phải do lỗi của bên B, nếu ông A không sửa thì bên B sẽ hủy HĐ. Hãy cho biết ai có nghĩa vụ phải sửa chữa những chiếc xe bị hư hỏng nói trên và giải thích ngắn gọn tại sao?

Câu 3: (4 đ)
A mang xe đến cửa hàng của B sửa. B hẹn A 1 tuần sau quay lại lấy. Đúng hẹn A quay lại nhưng B nói nhiều việc quá nên sửa chưa xong. A không nói gì ra về. Tối đó, 1 cơn bão làm sập nhà của B và 1 số nhà khác, tài sản của B và xe của A bị hư hỏng. A yêu cầu B bồi thường vì cho rằng B chậm sửa xe nên vi pạhm HĐ. Vì vậy, B phải chịu trách nhiệm. B cho rằng A là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro. Theo anh chị tranh chấp này giải quyết như thế nào? Tại sao?
Thời gian 90p
Chỉ dùng BLDS

I. Lý thuyết:

1. Các nhân định sau đúng hay sai? Tại sao? Nêu cơ sở pháp lý? (4,5 điểm)

1.1 Mọi HĐ được gioa kết tự nguyện có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
1.2 Ủy quyền là sử chuyển quyền từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền.
1.3 Người tham gia giao kết HĐ phải có NLHVDS đầy đủ
1.4 Một bên chỉ có quyền đơn phương chấm dứt HĐ khi bên kia có hành vi vi phạm.
1.5 Khi nhiều người có nghĩa vụ đối với 1 người thì đó là nghĩa vụ liên đới.
1.6 Trong HĐ vay tài sản, bên cho vay chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản cho bên vay.

2. Anh chị hảy trình bày ý nghĩa pháp lý của nguyên tắc tự so giao kết HĐ nhưng không vi phạm điều cấm của PL và không trái đạo đức XH (1,5 điểm)

II. Bài tập:

1. Ngày 1/7/2007, anh A là người VN định cư ở nước ngoài được Bộ GDĐT VN mời về hợp tác giảng dạy với thời hạn 3 năm. Để thuận tiện cho việc sinh sống và làm việc nên anh A đã mua căn nhà số 7 đường X quận Y thành phố H va 2nhờ anh B đứng tên chủ sở hữu. Vì làm ăn thua lỗ nên anh B đã bán căn nhà trên cho C. Biết được việc trên, anh A đã khởi kiện ra tòa án nhân dân quận Y với lí do nha 2trên là nhà của mình. Là người có thẩm quyền, anh chị căn cứ vào quy định của PL để giải quyết tranh chấp trên (2,5 điểm)

2. A thuê của B 1 con bò để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ đông xuân. Trong thời gian thuê thì bò bị chết do chuồng bò bị cháy, nguyên nhân cháy chuồng bò là do nhà bên cạnh bị chập điện cháy lan sang chuồng bò của A và các nhà lân cận quá nhanh không thể chữa cháy được
- Thiệt hại trên có phải là do rủi ro hay không? tại sao?
- Nếu B có yệu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì yêu cầu đó giả quyết như thế nào?


ĐỀ THI MÔN: LUẬT HỢP ĐỒNG
Thời gian : 90 phút
Được sử dụng tài liệu

Câu 1:
Anh (chị) có nhận xét gì về nhóm các hợp đồng luôn có đền bù ?

Câu 2:
Các nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích ngắn gọn ?
a. Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng bị vô hiệu.
b. Cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
c. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
d. Về nguyên tắc, trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh.
e. Khi bên có nghĩa vụ giao hàng không đúng số lượng (ít hơn số lượng các bên đã cam kết) thì bên có quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
f. Người được ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu 3:
Bà A sống một mình trong căn nhà 2 tầng. Để có người chăm sóc trong lúc tuổi già, bà A đã ký hợp đồng cho chị B là người hàng xóm căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà. Với điều kiện chị B phải chăm sóc bà và lo chuyện hậu sự cho bà. Hợp đồng được lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng. Kể từ đó chị B chăm sóc bà A như người ruột thịt. Khỏang 5 năm sau, một người cháu của bà (họ hàng xa) từ Hà Nội vào ở với bà. Chị B vẫn chăm sóc bà như bình thường. Một thời gian sau bà A mất. Chồng chị B yêu cầu được hưởng căn nhà như trong hợp đồng. Người cháu không đồng ý và cho rằng chỉ có anh ta là người thừa kế duy nhất của bà A. Qua điều tra được biết, anh này đúng là người cháu và là người thừa kế duy nhất của bà A.
Hỏi:
a. Hợp đồng giữa A và B là HĐ tặng cho hay hứa thưởng ? Có hiệu lực pháp luật không ?
b. Tranh chấp trên được giải quyết như thế nào ?


. X (14 tuổi) và Y (13 tuổi) là bạn cùng lớp. X thường xuyên bỏ học nên thường nhờ Y chép bài giúp. Vì gia đình khá giả nên X hứa sẽ cho Y một chiếc xe đạp vào cuối mùa thi với điều kiện Y hứa phải chép bài đầy đủ và nói gia đình X vẫn chăm chỉ đi học. Theo cam kết ban đầu X đã giao chiếc xe đạp của X cho Y sở hữu. Y từ chối nhưng X cứ này nỉ nên Y đã nhận xe đạp và bán cho người khác để lấy tiền tiêu hết. Biết tin trên cha mẹ của X không đồng ý và yêu cầu cha mẹ Y phải bồi thường lại giá trị chiếc xe đạp nêu trên. Cha mẹ Y không đồng ý vì cho rằng đây là tài sản riêng của X, X có toàn quyền định đoạt, người lớn không nên xen vào. Căn cứ vào quy định pháp luật anh chị hãy giải quyết tranh chấp trên và giải thích vì sao lại giải quyết như vậy?
Không phải bồi thường,vì giao dịch chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt phù hợp lứa tuổi (xe đạp ,13 tuổi).Theo điều 20.
2. Tháng 12/2004 ông A cho ông B vay 05 triệu đồng để mua phân bón cho vườn cafe không tính lãi xuất với thời hạn vay là 03 tháng. Tháng 01/2005 ông A bị tai nạn giao thông và mất trí nhớ hoàn toàn. Đến hạn trả nợ, mặc dù bà C là vợ ông A đã nhiều lần đòi tiền ông B nhưng ông B không trả nợ với lý do là ông chỉ giao dịch với ông A và khi đưa số tiền này cho ông B mượn ông A còn nói đây là tiền riêng của ông A. Do vậy ông B chỉ trả khi nào ông A đòi mà thôi. Trong trường hợp nói trên bà C cần phải làm gì để đòi lại số tiền nói trên? Và giải thích vì sao?
Cần yêu cầu TA tuyên bố chồng bị mất nlhvds ,theo Đ22.Từ đó bà C mới trở thành giám hộ đương nhiên,theo Đ62 .Sau đó mới đủ đkiện đại diện theo PL ,theo Đ141 khoản 1,để đòi nợ.
3. Ong A bị Tòa án Tỉnh P xử oan 36 tháng tù và bị giam. Ngày 24/4/2003 Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên ông A vô tội và được quyền khởi kiện đòi Tòa án tỉnh P bồi thường thiệt hại với thời hiệu khởi kiện là 02 năm tính từ ngày được tòa án tuyên vô tội. Ngày 01/05/2004, khi tham gia đánh cá ngoài biển thì bị bão làm chìm tàu nên ông A đã bị thất lạc tung tích. Ngày 02/05/2005 tòa án tuyên ông A chết có hiệu lực pháp luật. Ngày 02/01/2006 A trở về và được tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định tuyên bố chết trước đây. Ngày 02/04/2006 A đã làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tỉnh P bồi thường thiệt hại cho ông, nhưng tòa án huyện Q đã từ chối thụ lý vì cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết. Theo anh chị việc từ chối này đúng hay sai? Tại sao? (Biết rằng việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc thẩm quyền của Tòa án huyện Q).
Sai. Bình thường thì đến 24/4/2005 là hết thời hiệu khởi kiện .Nhưng do A mất tích do thiên tai suốt từ 1/5/2004 đến 2/1/2006 ,mất 20 tháng. Như vậy thời hiệu sẽ được kéo dài đến 24/12/2006 ,theo Đ 161 khoản 1.
4. A (22 tuổi) là người nghiện ma túy và thường xuyên trộm cắp tài sản trong gia đình để lấy tiền mua ma túy sử dụng. Nhân lúc cả gia đình đi vắng, A đã bán cho X chiếc tivi của gia đình với giá 02 triệu đồng. Chị B là vợ của anh A phát hiện ra sự việc nên đã yêu cầu X trả lại tivi nói trên cho gia đình chị vì chị cho rằng đó là quà cưới của vợ chồng chị, việc anh A bán chiếc tivi phải có sự đồng ý của chị. Ngoài ra vì anh A là người nghiện ma túy nên anh A là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, do đó giao dịch giữa anh A và X là vô hiệu nếu không có sự đồng ý của chị B vì chị B là đại diện của anh A. Lập luận của chị B là đúng hay sai? Vì sao? Cách giải quyết của anh chị?
Sai. Do TA chưa tuyên bố A hạn chế nlhvds , theo Đ23 và chỉ định người đại diện ,theo Đ141 k3.
5. A và B là hai vợ chồng có con là C. Ngày 01/01/2005 A và B bị tai nạn chết (lúc này C mới 6 tuổi), C còn ông bà nội là D và E và ông bà ngoại là H và I. Cả ông bà nội và ông bà ngoại đều đủ điều kiện làm giám hộ cho cháu. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, Anh (chị) hãy xác định người giám hộ đương nhiên (giám hộ theo luật) của C là ai? Vì sao lại giải quyết như vậy?
Cả 4 người trên đều là giám hộ đươg nhiên với người chưa thành niên,theo Đ61 k2.
6. Ong Hùng có vợ là Bà Hoa, có con là Tâm (19 tuổi). Ngày 01/05/2004 Ong Hùng bỏ nhà đi khỏi nơi cư trú và không có tin tức xác thực về ông nữa. Ngày 20/10/2006, theo yêu cầu của bà Hoa, Ong Hùng đã bị Toà án Nhân dân, Huyện X, Tỉnh Y tuyên bố là mất tích. Toà án đã ra quyết định trong đó có nội dung “cho bà Hoa được ly hôn với ông Hùng; giao tài sản của Ong Hùng cho người em ruột của ông Hùng là ông Quang quản lý”. Vì Toà án có cơ sở cho rằng con của ông Hùng là anh Tâm thường xuyên phá tán tài sản của gia đình nên không được quản lý tài sản của ông Hùng. Theo anh chị quyết định của Toà án trên là đúng hay sai? Tại sao?
Sai .Tài sản của Ô.Hùng sau khi ly hôn ,sẽ giao cho Tâm đã thành niên ,theo Đ79.Dù Tâm có biểu hiện phá tán nhưng TA chưa tuyên bố hạn chế nlhvds ,theo Đ 23.
7. Ngày 01/01/2005, ông Tý gặp tai nạn trong một cơn bảo lớn khi ông đang công tác tại Indonesia. Từ đó không ai biết tin tức xác thực về ông là còn sống hay đã chết. Ngày 02/05/2006, theo yêu cầu của các chủ nợ (đối tác kinh doanh của ông Tý), Toà án K đã ra quyết định tuyên bố ông Tý chết và giải quyết tài sản của ông Tý như người đã chết, tài sản được đem ra chia theo quy định pháp luật thừa kế và trả nợ cho các chủ nợ theo quy định của pháp luật. Ngày 20/10/2006, ông Tý còn sống trở về và yêu cầu Toà án K huỷ bỏ quyết định trên. Hỏi trong trường hợp, Toà án K tuyên huỷ bỏ quyết định trên thì quan hệ vợ chồng của ông Tý và bà Sửu (vợ ông Tý) có đương nhiên được khôi phục không? Tại sao? Cơ sở pháp lý?
Được. Vì vợ chưa kết hôn khác ,chưa yêu cầu ly hôn .Quan hệ nhân thân đươc khôi phục ,theo Đ83.
8. Ngày 01/01/2004, Ong A bán cho Ong B 10 dàn máy vi tính với giá 03 triệu đồng/dàn. Trong quá trình sử dụng ông B thấy rằng chất lượng của máy vi tính không đúng như thoả thuận ban đầu. Ngày 10/02/2004, Ong B đã gửi đơn khiếu nại đến ông A và yêu cầu ông A phải trả lại số tiền cho mình, nều không ông B sẽ kiện ông A ra Toà để yêu cầu BTTH. Vì muốn giữ uy tín với khách hàng trong quá trình làm ăn kinh doanh, nên ngày 10/05/2004 ông A có văn bản trả lời sẽ trả lại số tiền trên cho ông B sau khi trừ đi các chi phí hợp lý. Tuy nhiên ông A đã không thực hiện lời hứa trên. Ngày 20/04/2006, ông B đã quyết định khởi kiện ông A ra toà án nhân dân có thẩm quyền X và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án X đã từ chối thụ lý vụ án vì cho rằng ông B đã hết thời hiệu khởi kiện. Biết rằng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp trên là 02 năm, tính từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Theo anh chị quyết định trên của Toà án là đúng hay sai? Tại sao? CSPL?
Sai. Bình thường thì sau 2 năm sẽ hết thời hiệu khởi kiện,theo Đ427.Nhưng có yếu tố bên A thừa nhận một phần nghĩa vụ (có văn bản trả lời 10/5/2004) .Nên đến ngày 10/5/2006 mới thực sự hết thời hiệu.
9. Tình huống Tổ trưởng THT bán tài sản là tư liệu sản xuất của THT, không được sự nhất trí của Tổ viên THT?
+ Bán hợp pháp không?
+ Trường hợp THT lỗ 90 triệu biết rằng 03 Tổ viên có tỷ lệ vốn góp như sau: A = 50%; B = 30%; C = 20%?
Không hợp pháp.Do đây là tlsx cần có ý kiến các tổ viên,theo Đ114 k3. Các tổ viên sẽ chịu lỗ theo tỉ lệ vốn góp nêu trên ,theo Đ117 k2.
10. Tương tự tình huống trên đối với Hộ gia đình? Xác định trách nhiệm liên đới của các thành viên trong Hộ gia đình?
Cũng không hợp pháp ,theo Đ109 k2.Trách nhiệm liên đới chung.Nếu kg đủ mới mới dùng tài sản riêng.
xuất với thời hạn vay là 03 tháng. Tháng 01/2006 ông A bị tai nạn giao thông và mất trí nhớ hoàn toàn. Đến hạn trả nợ, mặc dù bà C là vợ ông A đã nhiều lần đòi tiền ông B nhưng ông B không trả nợ với lý do là ông chỉ giao dịch với ông A và khi đưa số tiền này cho ông B mượn ông A còn nói đây là tiền riêng của ông A. Do vậy ông B chỉ trả khi nào ông A đòi mà thôi. Trong trường hợp nói trên bà C cần phải làm gì để đòi lại số tiền nói trên? Và giải thích vì sao?
Trả lời:
Bà C gửi đơn yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố ông A mất năng lực hành vi dân sư và xin làm giám hộ hợp pháp của ông A theo khoản 1, điều 22, BLDS. Cũng theo khoản 2 điều này thì bà C trở thành người đại diện hợp pháp của ông A.
Sau đó bà C tiến hành đòi số tiền ông B đã mượn của ông A. Vì bà C trở thành người đại diện hợp pháp của A nên có quyền yêu cầu ông B trả nợ cho ông A.
5. A và B là hai vợ chồng có con là C. Ngày 01/01/2006 A và B bị tai nạn chết (lúc này C mới 6 tuổi), C còn ông bà nội là D và E và ông bà ngoại là H và I. Cả ông bà nội và ông bà ngoại đều đủ điều kiện làm giám hộ cho cháu. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, Anh (chị) hãy xác định người giám hộ đương nhiên (giám hộ theo luật) của C là ai? Vì sao lại giải quyết như vậy?
Trả lời
Theo khoản 2 điều 61 thì cả ông bà nội và ông bà ngoại là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên do cháu C mất cả cha lẫn mẹ, và không có cả anh chị ruột thành niên đủ điều kiện làm giám hộ cho C.
Trong trường hợp cả ông bà nội và ông bà ngoại đều có đủ điều kiện làm giám hộ cho cháu thì căn cứ vào điều 60 xem xét điều kiện cần thiết của cá nhân làm người giám hộ của ông bà nội và ông bà ngoại xem ai đủ tiêu chuẩn nhất để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho cháu C như về các mặt tài chính, tinh thần, học hành, cuộc sống sau này....
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? vì sao? nêu cơ sở pháp lý - 4đ
a. Người bị khiếm thị, khiếm thính là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
b. Người bị bệnh tâm thần là người không có năng lực hành vi dân sự.
c. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con bị mất năng lực hành vi dân sự.
d. Pháp nhân là một tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
Câu 2: 2đ
Anh chị hãy trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không quy định để giải quyết tranh chấp dân sự.
Câu 3: 4đ
B (18 tuổi) bị bệnh tâm thần nặng. Cha mẹ của B đều đã chết. Hiện B đang chung sống với người anh ruột là A. Việc B bị tâm thần cả thôn đều biết vì việc này đã được A có thông báo công khai cho chính quyền địa phương và bà con trong thôn. Trong một lần đi công tác xa, A gửi tiền cho bà M hàng xóm lo cơm cho B, nhưng B không ăn ở nhà bà M mà đến ăn ở quán ăn của C. Do B không có tiền thanh toán, nên B được C cho ghi sổ nợ trước sự chứng kiến của hai hộ kinh doanh cạnh quán của C (là ông D, bà E) và công an khu vực (là ông F). A đi công tác về thì C đế đòi A thanh toán tiền ăn cho B, với số tiền 350.000 đồng. A không đồng ý thanh toán, vì cho rằng C biết B bị bệnh tâm thần mà vẫn giao dịch với B thì thiệt hại cho C do C tự chịu.
Theo anh chị, ý kiến của A là đúng hay sai ? vì sao?
1. X (14 tuổi) và Y (13 tuổi) là bạn cùng lớp. X thường xuyên bỏ học nên thường nhờ Y chép bài giúp. Vì gia đình khá giả nên X hứa sẽ cho Y một chiếc xe đạp vào cuối mùa thi với điều kiện Y hứa phải chép bài đầy đủ và nói gia đình X vẫn chăm chỉ đi học. Theo cam kết ban đầu X đã giao chiếc xe đạp của X cho Y sở hữu. Y từ chối nhưng X cứ này nỉ nên Y đã nhận xe đạp và bán cho người khác để lấy tiền tiêu hết. Biết tin trên cha mẹ của X không đồng ý và yêu cầu cha mẹ Y phải bồi thường lại giá trị chiếc xe đạp nêu trên. Cha mẹ Y không đồng ý vì cho rằng đây là tài sản riêng của X, X có toàn quyền định đoạt, người lớn không nên xen vào.
Căn cứ vào quy định pháp luật anh chị hãy giải quyết tranh chấp trên và giải thích vì sao lại giải quyết như vậy?
Trả lời:
1. X và Y theo Điều 20 BLDS là người chưa có NLHVDS đầy đủ à phải có người đại diện, ở đây có đai diện đương nhiên là cha mẹ (khoản 1, Điếu 141)

ĐỀ CƯƠNG LUẬT DÂN SỰ

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN LUẬT DÂN SỰ








CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM


1. Đối tượng điều chỉnh và
2. phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh.
1.1.1 Khái niêm.
Nhà nước quản lý xã hội bằng nhiều cách thức trong đó có việc ban hành pháp luật để điều chỉnh những hành vi của chủ thể trong xã hội,định hướng những quan hệ đó phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo mục tiêu, định hướng của nhà nước. Những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Hệ thống pháp luật của nước ta bao gồm nhiều nghành luật, mỗi nghành luật lại được phân công điều chỉnh một nhóm quan hệ nhất định. Điều 1 BLDS quy định luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của chủ thể trong giao lưu dân sự.
1.1.2 Phân loại quan hệ.
- Quan hệ tài sản
Tại Điều 163 BLDS quy định tài sản bao gồm:
Vật, là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại một cách khách quan, thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và con người có thể chiếm hữu được.
Tiền, là một vật ngang giá đặc biệt do nhà nước phát hành, có chức năng thanh toán, cất dữ, lưu thông…
Giấy tờ trị giá được bằng tiền như cổ phiếu, trái phiếu…
Quyền tài sản, là những quyền trị giá được bằng tiền như quyền đòi nợ, quyền sử dụng đất.
Đặc điểm
- Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tích chất hàng hoá, tiền tệ
- Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính đền bù ngang giá trong trao đổi.
Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh.
- Quan hệ sở hữu.
- Quan hệ hợp đồng.
- Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Quan hệ thừa kế.
- Quan hệ nhân thân
Phương pháp điều chỉnh.
Khái niệm.
Là những cách thức, biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, định hướng những quan hệ này phát sinh, thay đổi theo mục tiêu định hướng của nhà nước.
1.2.2 Các phương pháp cụ thể.
- Phương pháp thoả thuận.
- Phương pháp tự định đoạt
1.3 Khái niệm luật dân sự

3. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
2.1 Cá nhân chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Cá nhân là chủ thể phổ biến trong các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, thông qua những quan hệ xã hội này nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự đòi hỏi cá nhân phải có tư cách chủ thể, đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
2.1.1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
- Khái niệm
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, đây là những quyền và nghĩa vụ dân sự khách quan là khả năng do nhà nước quy định cho mọi cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật mà nội dung của năng lực dân sự này phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán...của nhà nước đó.
- Đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự do Nhà nước quy định cho cá nhân.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định, không ai được hạn chế năng lực pháp luật dân sự của người khác, trong một số trường hợp để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của cá nhân tổ chức thì Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật hạn chế năng lực pháp luật của một hoặc một nhóm cá nhân nhất định.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết, sinh ra với tư cách là một con người, là chủ thể của pháp luật, được pháp luật bảo vệ do đó cá nhân có các quyền nhân thân và tài sản.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là như nhau, không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo…Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật đều có các quyền nhân thân và tài sản ( Điều 14 K2 BLDS )
2.1.1.2 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cá nhân do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, cá nhân có quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền thuần tuý về tinh thần gắn liền với chủ thể, không thể bị định đoạt và không thể chuyển nhượng, những giá trị nhân thân này được đánh giá bởi xã hội, nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người như danh dự, nhân phẩm, uy tín, họ tên … Các quyền này được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Quyền sở hữu là quyền của cá nhân đối với tài sản của mình trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản có được một cách hợp pháp.
Quyền thừa kế là quyền của cá nhân được hưởng di sản của người khác để lại và quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền khác đối với tài sản như quyền khai thác bất động sản liền kề, quyền tưới tiêu….
- Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. Xuất phát từ nguyên tắc cá nhân có quyền tự do cam kết, thoả thuận bất cứ vấn đề gì vì lợi ích của mình nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
2.1.1.3. Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân chết
- Tuyên bố cá nhân mất tích
Là việc Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân mất tích khi có đủ những điều kiện luật định.
Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích bao gồm:
- Có yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan.
- Điều kiện về mặt thời gian: được quy định tại điều 78 BLDS
- Về mặt thủ tục: Việc tuyên bố cá nhân mất tích phải được thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.
Hậu quả của việc tuyên bố cá nhân mất tích:
- Về mặt tài sản: tài sản của người bị tuyên bố mất tích được giao cho cá nhân, tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật, vấn đề này được quy định tại Điều 75 BLDS
- Về mặt nhân thân: Nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích muốn ly hôn thì phải làm thủ tục ly hôn với người bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật tố tụng dân sự.
- Tuyên bố cá nhân chết
Là việc Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan khi có những đủ điều kiện luật định.
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
- Điều kiện về thời gian:
Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ khi chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
Bị tai nạn hoặc thảm họa thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa thiên tai chấm dứt vẫn không có tin tức là còn sống,
Trường hợp cuối cùng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố cá nhân chết là cá nhân biệt tích năm năm liền trở lên, không có tin tức xác thực là còn sống.
- Về mặt thủ tục, việc yêu cầu tuyên bố cá nhân chết phải thông báo tìm kiếm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Pháp luật tố tụng dân sự.
Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết.
- Về mặt tài sản của người bị tuyên bố chết thì được chia cho những người thừa kế của người này theo quy định của pháp luật thừa kế.
- Về măt nhân thân: Được giải quyết như đối với một người đã chết, người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết có thể kết hôn với người khác mà không phải làm thủ tục ly hôn như tuyên bố cá nhân mất tích.
2.1.2 Năng lực hành vi dân sự
2.1.2.1 Khái niệm.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Phân loại mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
- Người không có năng lực hành vi dân sự
Là người chưa đủ 6 tuổi, Người này không được phép tham gia vào các giao dịch dân sự. Những giao dịch dân sự liên quan đến người này sẽ do người đại diện xác lập, thực hiện, người đại diện ở đây có thể là cha, mẹ hoặc người giám hộ, trong phạm vi thẩm quyền của mình người đại diện xẽ thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được đại diện.
- Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, còn những giao dịch khác phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật,
- Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị toà án tuyên bố mất hoặc tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS):
Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bị Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23 BLDS)
Người bị hạn chế năng lực hành vi là người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan Tòa án có thể gia quyết định tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.1.3. Giám hộ
2.1.3.1 Khái niệm:
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Các hình thức giám hộ
- Giám hộ đương nhiên (giám hộ theo luật):
Là giám hộ do pháp luật quy định
- Giám hộ cử:
Khi không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
2.2 Pháp nhân- chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
2.2.1 Khái quát về pháp nhân.
2.2.1.1 Khái niệm.
Pháp nhân là một tổ chức có cơ cấu tổ chức có tư cách chủ thể, tham gia vào quan hệ dân sự một cách độc lập, các quyền, nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện.
2.2.1.2. Điều kiện để một tổ chức là pháp nhân.
- Được thành lập hợp pháp.
- có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập.
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ dân sự.
2.2.1.3 Các loại pháp nhân.
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang.
- Pháp nhân là các tổ chức kinh tế.
- Tổ chức chính trị, chính trị xã hội.
- Tổ chức xã hội nghề nghiệp.
2.2.2. Hoạt động của pháp nhân.
- Được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.
- Hành vi của người đại diện phù hợp với quy định của pháp luật làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân.
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm bàng tài sản của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.3 Hộ gia đình
2.4 Tổ hợp tác
3. Đại diện
3.1 Khái niệm đại diện
Đại diện là việc một người nhân danh một người khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. (Điều 139 BLDS)
3.2 Phân loại đại diện
- Đại diện theo pháp luật
Là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết địnhn, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 141 BLDS, bao gồm:
- Đại diện theo ủy quyền
Là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của người đại diện và người được đại diện.
3.2.1 Phạm vi thẩm quyền và chấm dứt đại diện
3.2.2 Phạm vi thẩm quyền đại diện
Phạm vi thẩm quyền là giới hạn quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền.
Mỗi loại đại diện được xác lập trên các căn cứ pháp lý khác nhau, vì vậy, thẩm quyền của chúng cũng khác nhau.
- Đại diện theo pháp luật: người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, trừ trường hợp pháp luật hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác.
- Đại diện theo ủy quyền: Phạm vi ủy quyền trong quan hệ đại diện theo ủy quyền được xác định cụ thể trong thỏa thuận của các bên.
Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ phạm vi, thẩm quyền đã được xác lập trong văn bản ủy quyền.
3.2.3 Các trường hợp vượt quá thẩm quyền và không có thẩm quyền đại diện
Theo quy định tại Điều 139 BLDS thì đại diện là việc người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp những giao dịch dân sự do một người nhân danh người khác xác lập, thực hiện mà không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện. Trong những trường hợp này, giao dịch dân sự đó không được xem là được thực hiện thông qua quan hệ đại diện, do đó về nguyên tắc, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho người được đại diện.
- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng không có thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp lý (Điều 145 BLDS).
Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý.
- Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá thẩm quyền đại diện và hậu quả pháp lý (Điều 146 BLDS)
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Nếu không được đồng ý thì người đại diện phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện.
3.2.4 Chấm dứt đại diện
- Chấm dứt đại diện đối với cá nhân (Điều 147 BLDS)
- Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 148 BLDS)
4. Thời hạn, thời hiệu
4.1 Thời hạn.
4.1.1 Khái niệm.
Thời hạn là khoảng thời gian do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
4.1.2 Phân loại.
- Thời hạn do các bên thoả thuận.
- Thời hạn do pháp luật quy định.
4.1.3 Cách tính thời hạn.
Thời hạn dược tính theo dương lịch.
Thời gian bắt đầu, chấm dứt của thời hạn (Điều 153 BLDS)
4.2 Thời hiệu.
4.2.1 Khái niệm.
Là thời hạn do pháp luật quy định mà kết thúc thời hạn đó làm phát sinh một hậu quả pháp lý.
4.2.2 Phân loại thời hạn.
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự.
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
- Thời hiệu mất quyền khởi kiện vụ án dân sự.
- Thời hiệu mất quyền khởi kiện yêu cầu việc dân sự.






CHƯƠNG 2: SỞ HỮU


1. Khái quát về sở hữu
1.1 Một số khái niệm.
1.1.1 Khái niệm sở hữu
Là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ chiến hữu, sử dụng định đoạt tài sản trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông sản phẩm
1.1.2 Khái niệm quyền sở hữu.
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý chỉ quyền của chủ thể trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
1.1.3 Khái niệm về tài sản.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền, và quyền tài sản (Điều 163 BLDS)
2. Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu.
2.1 Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu
( Điều 170 và được cụ thể hoá từ Điều 233 đến Điều 247)
2.2 Căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu
( Điều 171 và được cụ thể hoá từ Điều 248 đến Điều 254)
3. Nội dung của quyền sở hữu
3.1 Khái niệm
Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
3.2 Các quyền năng cụ thể.
3.2.1 Quyền chiếm hữu
Là quyền nắm giữ và quản lý tài sản Điều 182 BLDS.
3.2.2 Quyền sử dụng
Là quyền khai thác tài sản để thoả mãn nhu cầu vất chất hoặc tinh thần Điều 192.
3.2.3 Quyền định đoạt
Là quyền chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hửu Điều 195 BLDS.
3.2.4 Một số quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu.
4. Bảo vệ quyền sở hữu.
4.1 Khái niệm
Là việc chủ thể tự mình áp dụng những biện pháp hợp pháp hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ.
4.2 Đặc điểm.
- Dễ thực hiện.
- Khắc phục lại thiệt hại cho chính chủ thể bị vi phạm
4.3 Các phương thức khởi kiện cụ thể.
4.3.1 Kiện đòi lại tài sản từ Điều 256 đến Điều 258 BLDS.
4.3.2 Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Điều 260.BLDS
4.3.3 Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm Điều 259 BLDS
5. Các hình thức sở hữu.
5.1 Sở hữu nhà nước
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ sở hữu đối với tài sản có được từ sự kế thừa của các nhà nước trước đó, từ thu thuế…Điều 17 Hiến Pháp 1992. Điều 200 BLDS.
5.2 Sở hữu tập thể
Là sở hữu của các hợp tác xã hay các tổ chức làm ăn kinh tế tập thể khác, cùng góp vốn, góp sức, cùng hưởng lợi nhuận cùng chịu rủi ro.
5.3 Sở hữu tư nhân
Là sở hữu của từng cá nhân đối với tài sản.
5.4 Sở hữu chung
Là sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một tài sản.
5.5 Các hình thức sở hữu khác
Sở hữu của tổ chức chính trị, chính trị xã hội…








Chương 3: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1 Những quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1 Khái niệm
Theo nghĩa hẹp trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, xâm hại tới các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác, buộc người này phải gánh chịu một hậu quả bất lợi do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1.2 Đặc điểm
Thứ nhất: Cơ sở để phát sinh loại trách nhiệm này là những quy định của pháp luật được ghi nhận trong những văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, các luật khác và văn bản dưới luật như nghị quyết, Nghị định...Quy định những hành vi vi phạm và quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại.
Thứ hai: Các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Khác với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, các bên có thể thoả thuận các biện pháp chế tài và khi có sự vi phạm thì sử lý theo các biện pháp đó.
Thứ ba: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra ngay cả khi chủ thể không có lỗi ví dụ Điều 623,624 Bộ luật dân sự, đây là loại trách nhiệm pháp lý khách quan nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của người khác trong một số trường hợp cụ thể.
Thứ tư: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xong thì quan hệ bồi thường chấm dứt, đây cũng là một đặc điểm khác với trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, bởi lẽ việc bồi thường trong hợp đồng xong nhưng nhiều trường hợp quan hệ nghĩa vụ vẫn tồn tại, chủ thể nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu nghĩa vụ chưa hoàn thành.
1.3 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nguyên tắc bồi thường.
1.3.1 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xẩy ra
Đây là điều kiện tiên quyết để áp dụng loại trách nhiệm này, vì mục đích của loại trách nhiệm này là nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Thiệt hại là sự biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ.Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế đã xảy ra hoặc chắc chắn xẽ xảy ra, tính toán được bằng một đại lượng tiền tệ nhất định. Thiệt hại về vật chất bao gồm tài sản bị mất mát, bị hư hỏng, bị tiêu huỷ, những thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút, những chi phí hợp lý để ngăn chặn, để hạn chế thiệt hại...
Thứ hai, phải có hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là sử sự của chủ thể trái với các quy định của pháp luật hiện hành, xâm phạm đến các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, hành vi trái pháp luật của chủ thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xẩy ra
Tức là hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả.
Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi.
Lỗi được quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự, theo đó lỗi được chia ra làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý
Chú ý: các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Có sự kiện bất khả kháng ví dụ như thiên tai, bão lụt...
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi.
- Người gây thiệt hại nhưng thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1.3.2 Nguyên tắc bồi thường.
Nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu,
Nguyên tắc khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường,
1.4 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường và xác định thiệt hai.
1.4.1 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Bởi lẽ người này đủ khả năng nhận thức và tự định đoạt các vấn đề liên quan đến cá nhân trong lĩnh vực dân sự vì vậy họ phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, cha mẹ không phải chịu trách nhiệm thay.
Người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chưa thành niên từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì lấy tài sản của người này bồi thường, nếu tài sản không đủ thì lấy tài sản của cha mẹ để bồi thường
Đối với người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ mà cha mẹ không đủ điều kiện để đảm nhận việc đại diện, người mất năng lực hành vi dân sự mà có người giám hộ thì người giám hộ sẽ lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường cho người bị thiệt hại, nếu tài sản không đủ để bồi thường thì lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh rằng mình không có lỗi.
1.4.2. Xác định thiệt hại.
- Thiệt hại do tài sản bị xâm hại bao gồm những tài sản bị mất mát, bị hư hỏng, bị tiêu huỷ. Những lợi ích vật chất gắn liền với việc khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, khi xem xét loại thiệt hại này cần phải xem xét trong mối liên hệ thực tế khách quan với hành vi gây thiệt hại, không được suy đoán không có căn cứ, không có cơ sở khoa học. Thiệt hại còn bao gồm cả các chi phí hợp lý cho việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại và hạn chế thiệt hại.
- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân như chi phí khám chữa bệnh, … Các thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập của người này không ổn định thì lấy mức tiền công trung bình của công việc cùng loại ở địa phương để xác định. Trong trường hợp người bị thiệt hại phải nằm điều trị tại cơ sở y tế mà có người chăm sóc mà thu nhập của người này bị mất bị giảm sút thì cũng được tính. Ngoài ra người bị thiệt hại về sức khoẻ được quyền yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần, mức bồi thường do các bên thoả thuận, trong trường hợp không thoả thuận được thì mức bồi thường không quá 30 tháng lương tối thiểu.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa nạn nhân trước khi nạn nhân chết, các chi phí này cũng phải theo chỉ định của y bác sỹ có thẩm quyền. Chi phí hợp lý cho việc mai tang phí theo phong tục tập quán ở địa phương, đây phải là chi phí hợp lý phù hợp với thuần phong mỹ tục,
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm pham bao gồm các chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí đi lại thu thập thông tin tài liệu, chi phí thu gom ấn phẩm có nội dung súc phạm, các chi phí để cải chính thông tin…. ngoài ra người bị xâm hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín còn được bồi thường tổn thất về tinh thần, mức bồi thường do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường do Toà án quyết định nhưng không quá 10 tháng lương tối thiểu.
Về thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm được quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự.
Chú ý: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
2. Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể.
2.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả ở mức cần thiết đối với hành vi đang trực tiếp xâm hại, đe dọa xâm hại tới lợi ích nhà nước, lợi ich công cộng, lợi ích của người khác và của bản thân, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng là hành vi hợp pháp không phải bồi thường, việc quy định như vậy có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn to lớn trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước của công cộng của bản thân, khuyến khích các chủ thể thực hiện các hành vi tích cực trong đấu tranh bảo vệ các lợi ích trên. Tuy nhiên để tránh tình trạng lạm dụng việc phòng vệ chính đáng để gây thiệt hại cho chủ thể khác, pháp luật dân sự quy định người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2.2. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ trực tiếp lợi ích của nhà nước, của tập thể, của người khác hoặc của bản thân mà không còn cách nào khác phải có một hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Như vậy tình thế cấp thiêt là tình thế mà chủ thể vào hoàn cảnh đó không còn lựa chọn nào tốt hơn, họ chủ động gây ra một thiệt hại nhưng thiệt hại này phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ. So với phòng vệ chính đáng thì chúng ta thấy thiệt hại trong phòng vệ chính đáng có thể bằng hoặc cao hơn so với lợi ích cần bảo vệ. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường, hành vi đó được xem là hành vi hợp pháp,
2.3. Bồi thường thiệt hại do người dung chất kích thích gây ra
Người nào do uống rượu hoặc chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2.4. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại bởi vì họ cùng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại đó. việc xác định mức bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường theo phần bằng nhau. Như vậy trách nhiệm bồi thường liên đới trong trường hợp này phát sinh khi:
- Các chủ thể cùng gây thiệt hại có sự thống nhất với nhau về ý chí
- Hoặc thiệt hại xảy ra là một thể thống nhất không thể tách rời
2.5. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân, do cán bộ công chức gây ra
Pháp nhân, cơ quan quản lý cán bộ công chức phải bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân, của cán bộ công chức của mình gây ra trong khi thực hiện công việc của pháp nhân giao phó hoặc đang thực hiện cộng vụ, về nguyên tắc khi những người này thực hiện công việc của pháp nhân của cơ quan nhà nước giao phó là họ nhân danh pháp nhân, nhân danh cơ quan nhà nước, do đó pháp nhân cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi của những người này.
2.6. Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tố tụng gây ra
Cơ quan tiến hành tố tụng là các cơ quan Công an, Viện kiển sát nhân dân, Toà án nhân dân, Thi hành án. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, tiền bồi thường lấy từ ngân sách dự trù hàng năm của nhà nước, sau khi bồi thường xong các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào mức độ lỗi của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên mà yêu cầu họ hoàn lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
2.7. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười năm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý
Người dưới mười năm tuổi trong thời gian học tại nhà trường mà gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức khác thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Pháp luật quy định trách nhiệm của nhà trường bởi lẽ nhà trường đang quản lý người dưới mười năm tuổi và khi người này gây thiệt hại thì suy đoán nhà trường đã có lỗi trong việc quản lý. nếu nhà trường chứng minh được mình đã làm hết trách nhiệm của người quản lý, mình không có lổi trong việc người dưới mười năm tuổi gây thiệt hại thì không phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường được chuyển sang cho cha, mẹ của người dưới mười năm tuổi theo quy định chung của pháp luật.
Người mất năng lực hành vi dân sụ mà gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2.8. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Người làm công, người học nghề là những người làm việc, học tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dậy nghề trên cơ sở hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình làm việc, học nghề gây thiệt hại cho người khác thì chủ cơ sơ của người làm công, người học nghề phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
2.9. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 nguồn nguy hiểm cao độ các phương tiện giao thông vân tai cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy các nhà làm luật Việt nam không đưa ra khái niệm thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ mà đã liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ. (Điều 623 BLDS)
2.10. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Chủ sở hữu súc vật phải trông giữ và quản lý súc vật của mình nếu để súc vật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì khác phải bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra, việc quy định như vậy xuất phát từ tư cách chủ thể, chủ sở hữu là người có nghĩa vụ trông giữ và quản lý, vì vậy khi súc vật gậy thiệt hại cho người khác thì suy đoán rằng chủ sở hữu đã có lỗi trong việc trông giữ và quản lý đó.
2.11. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp này cũng suy đoán rằng chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà của, công trình khác có lỗi trong việc quản lý, sử dụng. Về nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu, nhưng trong thực tế việc vướng mắc nhất trong việc giải quyết tranh chấp là xác định thiệt hại.
2.12. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
Cá nhân, tổ chức xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra .Đây là một quy định mới được ghi nhận trong Bộ luật dân sự nhằm cụ thể hóa hành vi xâm phạm này, trong thực tế những năm gần đây do mâu thuẫn thù hằn cá nhân mà loại hành vi xâm phạm này khá phổ biến, không những gây thiệt hại, tổn thương cho những người thân thích của người chết mà còn trái với thuần phong mỹ tục của người Việt nam.





Chương 4: THỪA KẾ


1. Những quy định chung về thừa kế
1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm về thừa kế
Là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật.
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý, nó chỉ xuất hiện trong xã hội có nhà nước và có pháp luật. Khi các quan hệ thừa kế được luật pháp điều chỉnh, chi phối lúc này nó không còn là một quan hệ xã hội thuần tuý mà còn là một quan hệ pháp luật, quan hệ giữ người với người trong việc hưởng và để lại thừa kế theo ý chí của nhà làm luật (giai cấp thống trị) phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
1.2 Những nguyên tắc về thừa kế
- Nguyên tắc nhà nước bảo hộ quyền thừa kế của chủ thể.
- Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của chủ thể trong quan hệ thừa kế
1.3 Người thừa kế, thời điểm mở thừa kế.
1.3.1 Người thừa kế.
Theo quy định tại điều 635 “Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
1.3.2 Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị toà án tuyên bố chết (chết về mặt pháp lý). Trừ trường hợp vợ chồng lập di chúc chung được quy định tại Điều 668. Trong trường hợp người bị toà án tuyên bố chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Toà án ghi trong bản án.
1.4 Di sản thừa kế và người quản lý di sản thừa kế.
1.4.1 Di sản thừa kế.
Là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng, tài sản trong khối tài sản chung với các đồng sở hữu chủ khác. Việc xác định đúng di sản thừa kế đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người thừa kế.
1.4.2 Người quản lý di sản thừa kế
Là người được chỉ định trong di chúc hoạc do những người thừa kế cử ra để quản lý di sản của người chết để lại.
1.5 Những người có quyền thừa kế tài sản của nhau nhưng chết cùng thời điểm, người không có quyền thừa kế, thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
1.5.1. Những người có quyền thừa kế tài sản của nhau nhưng chết cùng thời điểm
Những người có quyền thừa kế của nhau nhưng chết một thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không xác định được người nào chết trước thì họ không được hưởng thừa kế của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng
1.5.2. Người không có quyền hưởng di sản
Là những người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, có hành vi trái luân thường đạo lý, xâm phạm nghiêm trọng đến người để lại di sản do đó pháp luật không cho họ hưởng theo Điều 643 Khoản 1 BLDS.
1.5.3 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Theo quy định tại Đoạn 1 Điều 645 “ Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
1.6 Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
1.6.1 Thanh toán di sản.
Trước khi chia thừa kế những người thừa kế phải xác định di sản thừa kế là bao nhiêu, nghĩa vụ về tài sản của người chết là gì và thanh toán các nghĩa vụ về tài sản đó. Việc thanh thoán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 BLDS.
1.6.2. Phân chi di sản thừa kế.
Trong trường hợp có di chúc thì phân chi theo ý nguyên của người lập di chúc, nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu không có di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp, người thừa kế theo di chúc từ chối nhận di sản hoặc chế trước hay chết cùng với người để lại di sản... thì phân chia theo pháp luật.
2. Thừa kế theo di chúc
2.1 Khái niệm di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều kiện để di chúc hợp pháp
- Chủ thể lập di chú phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu có sự đồg ý của người đại diện)
- Người lập di chúc phải tự nguyện, trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt.
- Nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
- Hình thức của di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của di chúc, sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc.
2.3.1 Thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người lập di chúc chết hoặc bị Toà án tuyên bố chết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.3.2. Sửa đổi di chúc, bổ sung di chúc, thay thế di chúc.
- Sửa đổi di chúc là sửa chữa một số nội dung đã lập trong di chúc.
- Bổ sung di chúc là thêm vào di chúc đã lập một số nội dung mới.
- Thay thế di chúc là việc người lập di chúc thay di chúc đã lập bằng một di chúc mới..
2.4 Người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Là cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niện, con đã thành niên không có khả năng lao động.
Mức hưởng: ít nhât bằng hai phần ba một suất theo pháp luật nếu người lập di chúc không cho họ hưởng
3. Thừa kế theo pháp luật
3.1 Khái niệm và các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
3.1.1 Khái niêm
Là việc phân chia di sản theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
3.1.2 Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
Không có di chúc, di chúc không hợp pháp….Điều 675 BLDS.
3.2 Diện thừa kế và hàng thừa kế
3.2.1 Diện thừa kế.
Là những người được hưởng di sản của người chết, được xây dựng trên ba mối quan hệ sau đây.
- Quan hệ huyết thống là những người có cùng dòng máu.
- Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng có đăng ký kế hôn theo quy định của pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác..
- Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
3.2.2 Hàng thừa kế
Là những người được hưởng di sản cùng một lượt, căn cứ vào mối quan hệ gần gũi thân thích với người chết pháp luật quy định những người trong diên thừa kế ra làm ba hàng thừa kế Điều 676 BLDS.
3.2.3 Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được thế vào vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông hoặc bà. Nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm thì chắt được thế vào vị trí của cha hoặc me để hưởng di sản của cụ.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

CÂU HỎI VỀ THI HÀNH ÁN

A là người phải thi hành án có quyền sử dụng đất, B có nhà trên đất của A (nhà không thể tách rời, phân chia). Như vậy B có phải là chủ sở hữu chung với A không? B có quyền ưu tiên mua lại tài sản khi A bị phát mại tài sản không?


Bản án tuyên: Buộc ông A trả cho ông B 200 triệu đồng. Chấp hành viên đã kê biên, bán đấu giá QSDĐ nhưng không có khách hàng đăng ký mua. Ông B đồng ý nhận tài sản với giá đã định là số tiền 200 triệu đồng, nhưng ông A không đồng ý giao tài sản. Vậy, trường hợp này Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế giao tài sản được không? Có trái với quy định tại Điều 100, 104 Luật Thi hành án dân sự 2008 hay không?


Trong trường hợp đương sự đồng ý để cơ quan THA phát mãi tài sản để đảm bảo THA thì CHV có cần tiến hành thủ tục kê biên hay không? Trình tự thủ tục áp dụng để thẩm định giá, bán đấu giá đối với trường hợp này nếu không phải kê biên sẽ như thế nào?



Thi hành án đối với người không có tài sản do đối tượng đã tẩu tán tài sản trước khi thi hành án. Xin hỏi việc lấy lại tài sản bằng cách nào?

Bản án số 85/DSST ngày 18/06/2010 của Toà án nhân dân quận C, thành phố Đ tuyên bà A, hộ khẩu thường trú tại phường T, quận C, thành phố Đ phải thi hành nộp 1.500.000đ tiền án phí DSST và nộp trả cho ông B số tiền 60.000.000 đồng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ở thuộc sở hữu của bà A có tại huyện H, thành phố Đ được xử lý để thu hồi nợ vay cho ông B. Cơ quan thi hành án quận C, thành phố Đ tiến hành xác minh nơi bà A đăng ký nhân khẩu, tại đây bà A chỉ đăng ký nhân khẩu vào hộ gia đình mẹ ruột, thực tế bà A không sinh sống và không có tài sản tại quận C. Cơ quan Thi hành án quận C đã uỷ thác khoản thu án phí đến cơ quan thi hành án huyện H, thành phố Đ nơi bà A có tài sản là quyền sử dụng đất ở đã thế chấp cho ông B để thi hành khoản án phí. Cơ quan Thi hành án huyện H, thành phố Đ tiến hành xác minh tài sản là quyền sử dụng đất ở của bà A, kết quả xác minh bà A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở có trong Bản án vào ngày 24/06/2010 và tự thanh toán tiền cho ông B (các bên không yêu cầu thi hành án ). Từ kết quả xác minh, xác định bà A không còn tài sản tại huyện H, nên cơ quan Thi hành án huyện H uỷ thác ngược trở lại cho cơ quan thi hành án quận C nơi bà A đăng ký nhân khẩu để cơ quan Thi hành án quận C thi hành. Việc Cơ quan huyện H uỷ thác ngược trở lại hồ sơ cho cơ quan thi hành án quận C như trên có đúng không ?


Theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về Định giá lại tài sản kê biên quy định: Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Xin cho hỏi, đương sự có quyền được yêu cầu định giá lại bao nhiêu lần trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản kê biên?


Tháng 11/1993, tôi mua của ông A lô đất 100m2, và 2 bên thỏa thuận với nhau là giữ lại 30 triệu đồng để khi ông A làm xong giấy tờ hợp thức hóa lô đất cho tôi thì tôi thanh toán tiếp số tiền còn lại đó. Thời gian trôi qua, không những ông A không làm giấy tờ đầy đủ cho tôi như đã cam kết mà vào cuối 2006 còn kiện tôi ra tòa, yêu cầu tôi phải trả hết tiền cho ông và không nói gì tới việc hợp thức hóa lô đất trên. Kết quả xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều phán quyết: ông A hợp thức hóa lô đất cho tôi đầy đủ, cùng lúc với việc nhận giấy tờ đó, tôi phải trả cho ông A số tiền trên theo giá thị trường. Kể từ ngày bản án có hiệu lực đến nay đã là 15 tháng, nhưng ông A không làm bất cứ việc gì để hợp thức hóa lô đất cho tôi ngoài việc gửi đơn yêu cầu thi hành án. Xin hỏi: Kết quả của bản án dân sự này sẽ giải quyết như thế nào nếu qua 3 năm, 5 năm hay nhiều hơn nữa, ông A không làm gì để hợp thức hóa lô đất trên như Tòa đã phán quyết?


Tôi có đơn khiếu nại hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lên Tòa án tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục THADS Hồ Chí Minh nay vẫn bị Cục THADS mời lên làm thủ tục phát mại với quyết định của bản án sơ thẩm. Vậy tôi có phải chấp hành không, trong khi chờ đựoc Giám đốc thẩm hai bản án nói trên. Nếu được Giám đốc thẩm quyết định hủy hai bản án trên thì tôi đã bị thi hành án phát mại căn nhà nói trên thì giải quyết tình huống này ra sao?


Theo điểm c khoản 01 Điều 51 Luật Thi hành án dân sự 2008 tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận thì trả đơn. Nhưng theo Điều 104 trong trường hợp bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì CHV ra quyết định giảm giá. Như vậy trong hai điều trên thì tài sản kê biên không bán được và bán đấu giá không thành có giống nhau không? Trong trường hợp tài sản kê biên bán đấu giá không thành và người được thi hành án không nhận tài sản thì CHV có được trả đơn không?


Bản án tuyên: Buộc ông A phải có trách nhiệm trả cho ông B 200 giạ lúa. Cơ quan thi hành án xác minh được biết ông A canh tác 20.000m2 đất nông nghiệp chuẩn bị thu hoạch. Hỏi: Lúa có phải là vật cùng loại không? Trong trường hợp này Chấp hành viên áp dụng khoản 2 Điều 114 Luật Thi hành án dân sự 2008 được hay không? Hoặc xử lý như thế nào trong trường hợp này?


Tôi mua trúng đấu giá tài sản (gồm nhà và đất) do Cục Thi hành án dân sự tỉnh An Giang ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh An Giang bán. Tôi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nộp đủ tiền mua tài sản). Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tài sản mua. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số 53/HĐ.MBTSBĐG lập ngày 14/04/2010. Nay đã hơn 05 (năm) tháng kể từ ngày mua. Vậy có quá hạn luật định về quyền của người mua tài sản không? Tôi phải khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại ở cơ quan nào?


Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã quy định lãi suất quá hạn (mức trần) để các ngân hàng thương mại áp dụng chưa? THA cho áp dụng mức lãi suất quá hạn trong giai đoạn thi hành án đối với các HĐTD là căn cứ vào mức lãi thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng x 150% (cụ thể 1,75 x150%) có đúng không? Trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngân hàng cho hạn trả là 3 tháng, vậy trong 3 tháng này người phải THA có bị trả lãi nợ quá hạn trên vốn gốc không nếu trong 3 tháng này chưa trả được tiền vay cho ngân hàng?


Năm 2009 bản án tuyên A phải trả cho B 100.000.000 đồng. Án đã có hiệu lực pháp luật. A làm đơn yêu cầu thi hành án đối với khoản tiền 100.000.000 đồng mà chưa làm phần lãi chậm thi hành án. B đã thi hành cho A 50.000.000 đồng. Đến năm 2010 A tiếp tục làm đơn yêu cầu tính tiền lãi chậm thi hành án. Hỏi việc tính lãi chậm thi hành án được áp dụng mốc thời gian nào và lãi của số tiền gốc là bao nhiêu?


Xác định giá trị tài sản để thu phí thi hành án (tài sản là giá trị QSDĐ) dựa theo giá trị thị trường có đúng không?



Tôi là người bị thi hành án, cơ quan Thi hành án (THA) tại địa phương đã có quyết định cưỡng chế. Trước khi việc cưỡng chế xảy ra, tôi đem tiền (tương ứng 4% số tiền phải thi hành) đến cơ quan THA nộp thì bị từ chối vì 2 lý do:
1. Đã ra quyết định cưỡng chế;
2. Số tiền nộp không đủ bằng số tiền phải thi hành án.
Tôi xin hỏi cơ quan THA từ chối nhận tiền THA của tôi có đúng không?


Bản án của Toà án nhân dân tỉnh H đã tuyên ông Nguyễn Văn A phải trả cho bà Trần Thị B diện tích 1090m2 đất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số LG ngày...tháng...năm..., nhưng không tuyên giá trị tài sản là bao nhiêu.
Hỏi : Khi thụ lý hồ sơ, ra Quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án có phải tạm ước tính giá trị tài sản để lập Bảng xác định không? Và sau khi giải quyết giao đất cho bà B xong cơ quan thi hành án có phải thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản để thu phí thi hành án không hay chỉ cần dựa vào Bảng quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh H do UBND tỉnh H quyết định ban hành để làm căn cứ xác định thu phí thi hành án?



Qui định về cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Người được và người phải thi hành án thỏa thuận khấu trừ 50% tiền lương để thi hành án, như vậy có trái với qui định tại khoản 3 Điều 78 Luật THADS năm 2008 hay không? (Ngoài tiền lương không còn khoản thu nhập nào khác)


Thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con trong Bản án hôn nhân gia đình tính như thế nào? Ví dụ: A phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho B 500.000 đồng/tháng. Án có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/02/2005, nhưng đến ngày 01/8/2010 B mới có đơn yêu cầu thi hành án (không rơi vào trường hợp qui định tại khoản 3 Điều 30 Luật THADS năm 2008), vậy thì cơ quan thi hành án xử lý như thế nào?
Có hai quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất:Từ chối nhận đơn yêu cầu do hết thời hiệu yêu cầu thi hành án theo qui định tại khoản 1 Điều 30 Luật THADS năm 2008.
- Quan điểm thứ hai: Vẫn nhận đơn và ra quyết định thi hành án theo qui định và trừ khoản thời gian từ tháng 01/2005 đến tháng 7/2005. Tức là ra quyết định thi hành án với nghĩa vụ cấp dưỡng từ ngày 01/8/2005.
Vậy quan điểm nào là đúng?


Ông A là người phải thi hành án, có tài sản là 01 ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông A. Quá trình đôn đốc thi hành án, vợ ông A đã gửi đơn khởi kiện chia tài sản chung của 2 vợ chồng. Toà án đã thụ lý đơn nhưng chưa xét xử thì vợ ông A chết. Do vậy, Toà án đã đình chỉ việc khởi kiện chia tài sản chung. Nay cơ quan THA muốn kê biên tài sản chung của vợ chồng ông A thì có phải hướng dẫn các con của vợ chồng ông A khởi kiện ra Toà để chia di sản không?

Bản án tuyên ông A trả cho ông B số tiền cụ thể và lãi suất chậm thi hành án kể từ ngày ông A có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án đã thụ lý và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu. Trong thời gian tổ chức thi hành, ông B đã trả được 1/2 số tiền, cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của ông B, kết quả ông B chưa có điều kiện thi hành án và đã trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho ông A từ tháng 3/2003 đến 12/2009 cơ quan thi hành án đã thụ lí lại vì ông B đã có điều kiện thi hành án trở lại. Trong thời gian từ 3/2003 đến 12/2009 cơ quan thi hành án có được tính lãi suất chậm trả đối với ông B không? Có được truy thu tiền cấp dưỡng nuôi con khi đứa bé đã trưởng thành? (trước đây thi hành án đã trả lại đơn yêu cầu và đến khi đứa bé đã trưởng thành bên phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại, đồng thời thi hành án đã thụ lí trở lại - ra quyết định)


Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ khi đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu không tiếp tục việc thi hành án. Tuy nhiên tại một số cơ quan thi hành án đã yêu cầu đương sự phải có cam kết từ bỏ quyền và lợi ích họ được hưởng theo BA,QĐ thì mới đình chỉ. Việc làm này đúng hay sai?
2. Trong pháp luật thi hành án dân sự không có điều luật quy định hậu quả pháp lý của việc đình chỉ THA. Như vậy, khi đương sự không yêu cầu tiếp tục việc thi hành án và cơ quan THA đã ra QĐ đình chỉ thì về sau đương sự có quyền yêu cầu THA trở lại tại cơ quan THA hay tại tổ chức TPL không?


Theo bản án số 05/HSST, ngày 12/3/2010 của Tòa án nhân dân huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp có hiệu lực thi hành, bị cáo Nguyễn Văn A có nghĩa vụ nộp án phí HSST là 200.000đ và án phí DSST là 3.900.000đ, bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tổn thất tinh thần cho ông B là 78.000.000đ, tiếp tục quản lý xe mô tô BS: 66K1 - 2671 để đảm bảo THA. Tòa án Lai Vung chuyển bản án sang cho Chi cục THADS để ra quyết định thi hành. Chi cục THADS Lai Vung ra quyết định phần chủ động giao CHV thi hành, CHV đã bán chiếc xe theo quy định và thu hết cho phần án phí, mãi đến khoảng 03 tháng sau thì người bị hại mới làm đơn để yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền 78.000.000đ. Hỏi CVH bán xe của bị cáo đã thu hết cho phần án phí mà không thực hiện theo thứ tự ưu tiên như vậy có đúng không. Theo thứ tự ưu tiên thì tiền bồi thường sức khỏe, tổn thất tinh thần trước phần án phí, nhưng CHV giải thích là do người bị hại chưa làm đơn yêu cầu nên khi bán xe CHV kê biên cho quyết định chủ động thì chỉ thanh toán cho quyết định đó.


Ông Nguyễn Văn A phải thi hành án là 300.000 đồng. Cơ quan thi hành án B đã ra quyết định thi hành án, ông A có tiền tạm thu tại công an C ở địa phương khác. Cơ quan thi hành án B ra quyết định tạm giữ số tiền đó có đúng không?

Trường hợp hồ sơ thi hành án đang hoãn mà người phải thi hành án chết thì có phải ra quyết định tiếp tục trước khi ra quyết định đình chỉ thi hành án không?


Bản án của Tòa án tuyên ông A phải trả cho ông B số tiền nhất định. Khi cơ quan thi hành án dân sự kê biên, bán đấu giá tài sản ông A đã thế chấp cho ông C (tài sản này có giá trị cao gấp 3 lần số tiền ông A vay của ông C theo thế chấp) để vay tiền. Vậy, khi thu được tiền thì ông C có được thanh ưu tiên thanh toán toàn bộ tiền gốc và tiền lãi từ tiền bán tài sản thế chấp đó không ? hay chỉ được thanh toán tiền gốc ?

Tại Bản án số 24/2010/DSPT ngày 27/05/2010 của TAND tỉnh Bắc Ninh về việc ly hôn. Theo bản án chị Lê Thị Quýt được sở hữu, sử dụng 01 ngôi nhà cấp bốn nằm trên diện tích 60m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Trần Văn Toàn, nhưng phải trích trả anh Trần Văn Toàn số tiền chênh lệch chia tài sản là: 217.328.000đ. Ngày 01/07/2010 anh Trần Văn Toàn có đơn đề nghị đến cơ quan thi hành án dân sự thi hành số tiền 217.328.000đ. Cơ quan thi hành án đã nhiều lần đôn đốc thuyết phục chị Quýt thi hành số tiền trên nhưng chị Quýt không tự nguyện thi hành. Vậy, cơ quan thi hành án có thể kê biên cưỡng chế thửa đất trên để đảm bảo cho việc thi hành án hay không?


Bản án số 01/DSPT ngày 18/10/2006 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng đã tuyên buộc tôi và một số người khác phải cho bà Hà Thị M số tiền 648.145.000 đồng. Mới đây, cơ quan thi hành án dân sự đã tiến hành cưỡng chế kê biên nhà của chúng tôi để thi hành án, mới ký hợp đồng định giá tài sản nhưng chưa tổ chức bán đấu giá nhà. Khi đó, chúng tôi và bà M thỏa thuận thống nhất với nhau chỉ trả 80.000.000 đồng tại cơ quan thi hành án, số tiền còn lại tự thanh toán với nhau và bà M rút đơn yêu cầu thi hành án đối với số tiền đó. Vậy, bà M phải nộp phí thi hành án dân sự như thế nào?


Tài sản sau khi kê biên, bán đấu giá không có người mua, sau nhiều lần giảm giá tài sản vẫn không bán được. Nay người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên với giá đã giảm lần cuối cùng nhưng người được thi hành án không đồng ý giao thì xử lý như thế nào? (Đây là trường hợp người phải thi hành án chỉ phải trả cho 1 người được thi hành án, tài sản không cầm cố thế chấp)


Cục Thi hành án ra thông báo giao tài sản cho 3 anh em chúng tôi để bảo quản, không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thay đổi kết cấu nhà. Ba anh em chúng tôi có làm biên bản cùng cộng tác với thi hành án với mong muốn dùng tài sản kê biên của cha mẹ tôi để lại trả nợ cho cha mẹ tôi để sau này những khoản nợ đó không liên quan đến chúng tôi nữa. Trong khi đó Cục Thi hành án đã thụ lý 02 bản án đã ra quyết định, 01 bản án Cục Thi hành án chưa thụ lý đang làm xác minh tài sản của cha mẹ tôi. Xin cho hỏi trong thời gian thi hành án chấp hành viên có quyền bàn giao tài sản cho người khác không, khi chúng tôi đang đồng thừa kế do cha mẹ tôi để lại chưa khai nhận di sản thừa kế, chấp hành viên làm như vậy có đúng luật không?

Ngày 15/6/2010 Cục Thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của tôi đòi ông A phải trả 200 triệu. 10 ngày sau ông A được chấp hành viên mời lên làm việc, ông A có yêu cầu cho ông đến ngày 30/8/2010 sẽ thanh toán hết nợ, chấp hành viên ghi nhận trong Biên bản làm việc và nói với ông A sẽ hỏi ý kiến của tôi có đồng ý không. Ngày 05/07/2010 ông A đã thanh toán tiền cho tôi bên ngoài, không thông qua Cục THA, sau đó ông A yêu cầu tôi phải thông báo với cơ quan thi hành án vì đã ra công văn ngăn chặn nhà của ông A làm ông không bán được. Chấp hành viên yêu cầu tôi phải đóng tiền phí thi hành án là 3% của 200 triệu.
Vậy chấp hành viên thu phí là đúng hay sai?



Gia đình tôi có bản án đã có hiệu lực thi hành, nhưng người phải thi hành án không có mặt ở địa phương chỉ có tài sản. Bản án có từ năm 2007 đến nay vẫn không thi hành được lý do chấp hành viên cho rằng thông báo với người phải thi hành án không được. Xin tư vấn cho tôi về vấn đề này.


Tôi là người phải thi hành quyết định thi hành án của Cục THADS tỉnh A (theo đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án). Do tôi có hộ khẩu thường trú tại huyện B tỉnh B nên vụ việc được ủy thác thi hành án cho Chi cục THADS huyện B tỉnh B giải quyết. Năm 2008 tôi chưa có điều kiện thi hành nên Chi cục THADS huyện B tỉnh B đã trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho người được thi hành án. Năm 2010 tôi có điều kiện thi hành và muốn tự nguyện thi hành án. Vậy tôi phải nộp đơn yêu cầu thi hành án và nộp tiền đến cơ quan nào (Cục THA tỉnh A hay Chi cục THA huyện B tỉnh B)?



Tôi là bị hại trong một vụ án, sau khi bản án có hiệu lực thi hành, tôi có đến yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện thi hành án cho tôi theo như tuyên án. Tuy nhiên do bị cáo là người ở tỉnh Bạc Liêu nên Chi cục Thi hành án Tri Tôn đã uỷ thác hồ sơ thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bạc Liêu. Từ khi có quyết định uỷ thác đến nay đã gần 5 tháng mà tôi chưa nhận được một thông báo nào từ phía thi hành án thị xã Bạc Liêu. Để được thi hành án đúng thủ tục, xin chỉ cho tôi các thủ tục cần thiết.


Vào ngày 21.8.2009 toà án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án thừa kế cho gia đình tôi. Bên nguyên đơn là bà ngoại tôi và bị đơn là dượng (chồng dì của tôi). Bản án đó có nêu rõ số tiền mà bên bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn, nhưng đến bây giờ đã gần 8 tháng trôi qua mà thủ tục đó vẫn chưa xong. Khi gia đình tôi hỏi thi hành án thì họ bảo là từ từ. Vậy cho tôi xin hỏi thời gian làm việc của thi hành án như vậy có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?


Anh Nguyễn Văn H hiện đang là Chấp hành viên một cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện của một huyện đồng bằng. Anh H đã có trên 10 năm làm công tác pháp luật, đã có đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bằng chứng chỉ khác. Tuy nhiên, anh H đang ở nhóm công chức loại A1 mã ngạch Chấp hành viên 03.018, bậc 3, hệ số 3,00. Vậy anh H có đủ điều kiện để được xem xét bổ nhiệm làm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không ?


Theo quyết định của Tòa án thi ông A phải trả cho Ngân hàng B số tiền 1.200.000.000đ, tại thời điểm thi hành án thì nợ gốc và lãi chậm thi hành án lên tới.1.500.000.000đ. Tài sản định giá, thông báo bán đấu giá 2 lần không người mua (giá định lần 2 là 1.450.000.000đ) sau đó có người thỏa thuận mua tài sản với giá 800.000.000đ cả hai bên A & B đều đồng ý bán với giá trên. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thì bên A không còn tài sản và bên B đồng ý để cơ quan thi hành trả lại đơn yêu cầu.
Như vậy, cơ quan thi hành án có có chấp nhận thỏa thuận đó không hay phải tiếp tục định giá lại tài sản?


Theo bản án của tòa án, ông M. phải trả cho gia đình tôi 60 triệu đồng. Do ông M. hiện cư trú tại huyện Củ Chi, TP.HCM, tôi ở Q.4 nên Cơ quan thi hành án (THA) Q.4 đã ủy thác cho Cơ quan THA huyện Củ Chi thi hành bản án. Tôi đã già yếu nên không thể đến Củ Chi để yêu cầu THA. Vậy tôi phải làm thế nào?