Biên giới Việt Nam- Campuchia

Dây là biên giới Việt Nam-Campuchia ở Đồng Tháp

Nguyễn văn Tiến

Đại học Luật Tp.HCM

Hình đi hội thảo ở Nha trang

Tôi đang ngồi giữa một bên là một bên là biển và một bên là trường đại học Nha trang

đồng tháp quê hương miền Tây

mời bạn cùng uống cà phê với chúng tôi

Hình kỷ niệm 15 năm thành lập ĐH Luật TPHCM

Mời bạn tham khảo một thoáng về gian hàng trưng bày của khoa Luật Dân sự

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

Những ước mơ xanh
________________________________________
Ước mơ của người Thanh Hoá
Lá rau má to bằng lá sen
Ước mơ của người Thái Nguyên
Búp chè xanh to bằng bắp chuối
Ước mơ của người Hà Nội
Giờ cao điểm không bị tắc đường
Ước mơ của người Hải Dương
Bánh đậu xanh to bằng cái ghế
Ước mơ của người xứ Huế
Nước sông Hương trở thành nước hoa
Ước mơ của người Khánh Hoà
Quả nho to bằng quả bóng
.......
Ước mơ của người Ninh Thuận
Con cá trắm bằng con cá Cơm
Ước mơ của người Nghệ An
Nhà của Choa ở gần lăng Bác
Ước mơ của người Đắc Lắc
Giá cà phê càng ngày càng lên
Ước mơ của người Hưng Yên
Cả Nàng ta không còn Lói ngọng
Ước mơ của người Nam Định
Mỗi tháng có 1 phiên chợ Viềng
Ước mơ của người Thái Bình
Xoong nấu cháo là xoong chống dính
Ước mơ của người Hà Tĩnh
Có đèo Nghếch(ĐẾCH NGHÈO)(*) thay cho đèo Ngang(ĐANG NGHÈO)
Ước mơ của người Bắc Giang
Vải Lục Ngạn không còn vị chát
Ước mơ của người Vĩnh Phúc
Đi tắm không phải xin xà phòng
Ước mơ của người Hải Phòng
Cầu bê tông thay cho cầu đất
Bao giờ xong lọc dầu Dung Quất
Là ước mơ của người Quảng Ngai (**)
Ước mơ của người Hà Tây
Món thịt cầy xuất ra thế giới
Ước mơ của người Đồng Hới
Kẹo Cu Đơ càng ngày càng giòn
Ước mơ của người Sài Gòn
Bọn Năm Cam đem đi xử bắn
Mỗi năm 1 lần tập huấn
Là ước mơ của cán bộ đoàn
Còn bây giờ thì cứ hô vang
Ba lần "dô" thì uống cho hết

(*) Đèo nghếch = Đ_e_c_h nghèo (Hết nghèo)
(**) Quảng Ngai = Quảng Ngãi đấy J


Yến Vi ơi!
Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Với thằng Võ Tòng là lần đầu hay lần cuối
Em thích thổi kèn hay bị dụ em ơi?
Khổ thân em mới chập chững vào đời
Ðã bị cả nhân gian kia đầy đọa.
Nước mắt nào tuôn trong đêm lã chã
Tay kiểm tiền mà nghe dạ bâng khuâng
Trời xanh ghen đầy đọa kiếp phong trần
Lúc người ngủ em phải đi làm việc
Giọt buồn nào vương đầy lên mắt biếc
Tiễn Phan An đi Tống Ngọc đã alô
Xót thương thay cho phận liễu Thanh Bồ
Ðịnh gieo xuống sông Sài gòn cho lãng mạng
Nỗi tủi hờn đong đầy theo ngày tháng
Rồi chất chồng trong tài khoản Việtcombank
Muốn chết ư? Em yên phận đã đành
Còn cha mẹ ai thay em dưỡng dục
Sông Sài gòn một dòng bao nhiêu khúc
Vãi luật sư xót cảnh đoái thương em.
Chết làm chi cho phí tấm thân mềm
Ðể chị kiện, may ra thêm chút vốn
Em cứ vui, cứ yêu đời hơn hớn
Giả khổ đau lừa nhân thế em ơi
Thằng Tòng kia rồi nó sẽ toi đời
Em lại mới như chưa biết gì kèn sáo
Sẵn chùa đây em tu cho sắc sảo
Luyện Kama tụng Tố nữ chân kinh
Và trong đêm vang vọng tiếng chày kình
Em giã mãi, như sóc Bom Bo hồi trước
Trần thị Phố thương hoa trôi dòng nước
Mới đưa em vào hàng ngũ call girl
Ðời bất công ta phải biết căm hờn
Lấy tiền chúng, để tái phân chia thu nhập
Làm cách mạng đừng sợ đau sợ vấp
Quần chúng bảo kê rồi em cứ việc xông pha
Ðem yêu thương cho tới khắp vạn nhà
Thổi mãi khúc quân hành vì tươi sáng
Nhưng thương thay đời như men chuếnh choáng
Họ bắt em rồi, báo vừa viết sáng nay
Chỉ tại con kia, ôi con Phố mặt dày
Quên tiết khí, khai em ra hòng giảm tội
Tình đồng chí nó vứt đi không hối
Ðể thân em lại sa chốn cùm gông
Cố lên hỡi trái tim hồng
Phục xong Nhân Phẩm, lấy chồng cho ngon
Anh nghe trong tiếng nước non
Tên em mãi mãi vẫn còn lưu danh.
(Bài thơ này không phải của tui)

MƯỜI ĐIỀU PHỞ HƠN CƠM
1. Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn “phở”. Muốn ăn "phở" nhất là "phở" đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
2. Đàn ông dùng "cơm" ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng “phở” ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả… âm nhạc.
3. No thì rất khó ăn thêm "cơm", còn "phở" no tới mấy cũng có thể làm thêm một “tô” cũng chẳng sao.
4. Ăn “phở” xong là đứng dậy, đi ngay hoặc ngồi, nằm một chút là tuỳ. Còn ăn "cơm" xong nhiều khả năng phải “thu dọn” và xử lý “tàn dư” sau bữa ăn.


5. "Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không “tô” nào giống “tô” nào. Còn “cơm” thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
6. "Phở” có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm.
7. Lúc ăn “phở”, dễ dàng yêu cầu thêm tý “hành”, tý “bánh” hoặc thêm tý “ớt" cho mặn nồng. Còn "cơm" có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi". Ai gắt xin tự hiểu.
8. “Phở” tuy cùng một chỗ nhưng có thể “tái, chín, nạm, gân…” tuỳ ta quyết định. "Cơm" thì do người nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.
9. Nếu ăn "phở" nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn... thiếu. Còn nếu không đưa tiền lương và nộp ,"cơm" sẽ dừng ngay.
10. Cuối cùng bỏ tiệm "phở" này dễ dàng tìm tiệm "phở" khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng.




Cơm khoe: tớ nhất trên đời

Phở rằng: tớ cũng tuyệt vời đấy nha!

Cơm là từ gạo mà ra

Phở cũng từ gạo nhưng mà... ngon hơn.

Cơm nhờ hương gạo mà thơm

Phở nhiều "nguyên liệu" nên thơm đủ mùi

Cơm ăn no bụng là thôi

Phở vừa no, lại muốn đòi ăn thêm

Cơm ăn hàng bữa nên quen

Phở thì thỉnh thoảng nên thèm, đương nhiên.

Cơm ngon, chẳng lọ mất tiền

Phở "thiu", cũng phải bỏ tiền mà mua.

Cơm chân chất, chẳng đẩy đưa

Phở trang trí đẹp, dễ lừa mắt ai!

Cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai

Phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi

Cơm quen chẳng ngại ngần gì

Phở ăn dăm bữa tức thì ngán thôi

Phụ "cơm", chớ phụ người ơi!

Cho dù thua "phở", nhưng thời... an tâm.

THƠ VÀ NHẠC VUI

Lính phòng không đây:

Súng anh là súng nòng dài
Đã bắn là trúng không sai phát nào.


Tình yêu như thể rút thăm
Rút trúng thì sướng, rút nhầm thì đau.

Con ơi... nhớ lấy câu này...
Rằng buôn thuốc phiện... suốt đời ấm no!

Ngày xưa lên bốn lên năm
Chồng chê tôi bé không nằm với tôi
Bây giờ mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường


Má ơi đừng gả con gần
Con qua xúc gạo nhiều lần má ... hao




Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Nếu mà anh lấy phải nàng,
Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.



Hỏi ông trời
Bắc thang lên hỏi ông trời!
Lấy tiền cho gái có đòi được không
Ông trời ngoảnh mặt vào trong
Tao chưa đòi được huống chi là mày?

Có tiền nuôi chó , nuôi mèo
Anh nuôi.....em vợ dù nghèo cũng cam
Rủ em ra dạo vườn cà ,
Cà qua cạ lại bây giờ cưới luôn.


Kim đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thit nhớ nhau suốt đời


ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì
Ra đường sợ nhất đầu ngang
về nhà sợ nhất vợ đang nằm chờ

Một người phụ nữ toàn diện: sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối diện.

Đèn nhà ai nấy sáng
Vợ thằng nào, thằng đấy ... ngán

Sao em cứ bảo anh già,
Còn anh chẳng biết anh già ở đâu
Già chăng sợi tóc hàm râu ?
Nhưng riêng "cái ấy" còn lâu ... mới già




Chị Hằng ngồi gốc cây đa
Thằng Cuội mò đến sờ da chị Hằng
Chị Hằng chẳng nói chẳng rằng
Thò tay móc súng ...pằng ...pằng ...Cuội toi



Thời trai trẻ ......" Anh đi xe hơi uống bia ôm "
Lúc về già ........."Anh đi xe ôm uống bia hơi "

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và cha của nó

Cá không ăn muối, cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư !!
Cá không ăn muối, cá sình!!
Cha mẹ cãi mình, cha mẹ cũng hư !





Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to



Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi






Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.

Chim khôn chim đậu trên cành
Bướm khôn bướm đậu trên đầu con chim

Khôn 3 năm dại 1 giờ
Biết dzậy dại sớm.....khỏi chờ 3 năm


Mập thì đẹp,
Ốm thì dễ thương,
Lòi xương thì dễ mến.



Bây giờ mận mới hỏi đào
vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
mận hỏi thì đào xin thưa
vườn hồng đã có búa xua người vào


Kính vợ là đắc thọ !!!!
Nể vợ là sống lâu !!!!
Đội vợ lên đầu là trường sinh bất lão!!!
Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng cu
Mùa thu nối tiếp mùa thu
Thằng cu nôí tiếp thằng cu ra đời


Cô kia má đỏ hồng hồng
Xin cho anh hỏi có chồng hay chưa?
- Chồng em bán mắm, bán dưa,
Bán luôn lựu đạn anh mua cái nào?


Thương em 2 núi cũng trèo
Hang sâu giữa bụng cũng leo vào tìm

Em bảo anh bỏ thuốc, anh bỏ thuốc
Em bảo anh bỏ rượu, anh bỏ rượu
Em bảo anh bỏ game, anh bỏ em


Tình bạn là bún riêu
Tình yêu là hủ tiếu
Cuộc đời không thể thiếu
Hủ tiếu và bún riêu


Không cuộc tình nào khó
Chỉ sợ mình không liều
Đạp xe và cuốc bộ
Quyết chí ắt được yêu




Con quỳ lạy chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con yêu
Sau khi con lấy được rồi
Con không đi lễ chúa làm gì con?

Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng mông trắng như mây

Trẻ em thường thích ở trần
Nhưng mà người lớn...có phần thích hơn


Cá không ăn muối cá ươn
Chồng mà cãi vợ ra đường ngủ đêm

Thà hôn em để rồi em tát
Còn hơn để thằng khác nó hôn em.






Trên đời em chẳng yêu ai
Yêu anh bộ đội có 2 quả mìn
Ở giữa có cái đèn pin
Xung quanh một đống dây mìn lăng quăng


Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh

Ðàn ông tập tạ thì đô
Ðàn bà không tập vẫn đô như thuờng


Bánh mì phải có patê
Làm trai phải có máu dê trong người!!!


Lời hứa không mất tiền mua,
Cứ việc hứa đại cho vừa lòng dân!

Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch gái cho bà con vui !


Tất cả mọi thứ trên đời này
đều có thể thay đổi được,
duy chỉ có một thứ
không bao giờ thay đổi
là... SỰ THAY ĐỔI!

Em yêu anh như bác Hồ yêu nước
Mất anh rồi như Pháp mất Đông Dương

Tiên học phí, hậu học văn.


Một điều rất quan trọng là tìm người phụ nữ luôn làm bạn vui.
Một điều rất quan trọng là tìm được người phụ nữ hiểu được tâm trạng của bạn.
Và một điều cũng rất quan trọng là đừng bao giờ để 3 người phụ nữ ấy gặp nhau.


Đừng bao giờ đánh con gái dù chỉ bằng 1 cành hoa - Mà hãy dùng khăn mùi xoa....gói thêm... cục gạch"


Học làm chi cho đầu to mắt trố,
Về lấy vợ cho dân số tăng nhanh

Buồn buồn ra đứng bờ ao
Ai ngờ chó cắn buồn ơi là buồn

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng say vợ xỉn con trâu đi về

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Điểm cao nhớ kẻ cho “quay” hôm nào.


Nam vô tửu như kỳ vô phong
Nữ vô phòng kỳ vô phong cũng phất!








Bước tới nhà em, bóng xế tà.
Đứng chờ năm phút, bố em ra.
Lơ thơ phía trước, vài con chó.
Lác đác đằng sau, chiếc chổi chà.
Sợ quá anh chuồn, quên đôi dép.
Ông già ngoác mỏ, đứng chửi cha.
Phen này nhất quyết thuê cây kiếm.
Trở về chém ổng đứt làm ba.




Lương của anh chia ba phần nho nhỏ
Anh dành riêng cho trả nợ phần nhiều
Phần cho em và phần để anh tiêu
Vợ gật đầu: "Anh cũng liều đấy nhỉ?"


Lâu rồi mình chẳng yêu ai.
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình


Ngày xưa Bé nói yêu Anh
Anh chê Bé nhỏ, Bé không biết gì!
Ngày nay Bé đã dậy thì
Anh khen Bé đẹp, Bé chê Anh già.





Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Chỉ tội cho cái thằng con.
Đứng ngoài chầu chực biết ngon là gì.

Bầu ơi thương lấy bí cùng ,
Mai sau có lúc... nấu chung một nồi.

Sức khoẻ là vô giá. Hột xoàn mới có giá.



Em nai vàng ngơ ngác
Quần chết bác thợ săn


Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày dzợ cấy, con trâu đứng dzòm

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày mình trâu.
Cấy cày bổn phận con trâu,
Ta đang bận.. nhậu, còn lâu mới cày.


Đêm qua anh đến nhà nàng
Thấy nàng đi vắng em nàng anh cưa

Trăm năm kiều vẫn là kiều
Con trai dại gái là điều tất nhiên

quân tử đắn đo là quân tử dại
quân tử ..làm đại là quân tử khôn

Gió đưa bụi chuối sau nhà
Lỡ mê vợ bé vợ nhà vẫn thương

Còn duyên bán nhẫn bán vàng
Hết duyên vẫn bán nhẫn vàng như xưa

Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Thôi má hãy gả nhà giàu
Có tiền chỉnh mặt, làm đầu cho con

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông qua, trông lại, trông về
Trông khi chủ vắng đánh đề kiếm thêm
Sáng trăng chiếu trải hai hàng
Bên anh”xập xám”, bên nàng “tiến lên”
Tháp mười đẹp nhất bông sen
Thân em đẹp nhất tòng teng lắc vàng
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để anh về còn nhậu ké vài chai

Hai bà chơi đánh cầu lông
Cầu thì bay ít mà lông bay nhiều

Chiều chiều ngồi đếm ngón tay,
Nghe tin nghĩa vụ chặt ngay ngón này

Nâng chén rượu nhìn em trong đáy cốc
Rượu uống xong rồi chẳng thấy em đâu

Rượu cũng từ gạo mà ra
Ta đây uống rượu cũng là ăn cơm


Yêu em ko phải vì tiền
Yêu em vì bởi em làm phiền anh

Thứ hai là ngày đầu tuần
Cả chùa cố gắng ăn chay
Thứ ba thứ tư thứ năm
Cả chùa đều ăn thịt chó
Thứ sáu rồi đến thứ bảy
Sư cụ cho uống rượu say
Chủ nhật cả chùa đều vui
Vì có sư nữ về

Bao nhiêu năm rồi, còn mãi bia ôm
Ôm nhau loanh quanh cho đời đỡ mệt
Em ơi! Bia ôm tha hồ chặt đẹp
Tình ái lăng nhăng - Một cõi đèn mờ
Lời nào của bia - Lời nào của rượu
Đùi nào của em - Đùi nào của bạn
- Kế bên
Một thùng vừa bay - Một thùng vừa cạn
Ngồi vào lòng nhau cho vui trọn vẹn
- Tối ngày
Nhân dân chi tiền thì cứ bia ôm
Ai không bia ôm vô cùng khờ dại
Ta đi bia ôm cho đời trẻ lại
Kệ bố nhân dân dù đói hay nghèo

Hôm qua em đốt nhà,
Mẹ đánh em gần chết..ơ..ơ….
Hôm nay mẹ lên nương
Ở nhà em đốt tiếp á,
Hương rừng thơm mùi khói,
Nước suối đen sì sì, cả nhà em chết cháy,
Em án tù chung thân.
Tù của em be bé
Nằm lọt giữa rừng sâu..ơ...ơ…
Anh canh ngục rất khoẻ, đập em rất dã man.
Em định đi chạy trốn, lúc em đang vượt rào,
Thì trượt chân ngã xuống,
Em vỡ đầu chết tươi......

Cắc cùm cum, cắc cùm cum,
cac cum cum cac cac cum cum
Cắc cùm cum, cắc cùm cum,
cac cum cum cac cac cum cum
Bắt bà sui nằm lên ván gỗ
Bắt ông sui nằm với bà sui
Bà không ưng thì tôi cũng kệ cha
Nếu bà kêu la, là tôi “ấy” bà liền
Cắc cùm cum...
Ơ, nằm với bà sui, toàn thân ông sui
Sướng tận chân lông ấy không biết mệt
Ơ, nằm với bà sui, chăn ấm nệm êm
Cái bụng ông xui biết ơn giải phóng
Cắc cùm cum...


Chỉ có tiền mới hiểu
Bồ thương ta nhường nào,
Chỉ có vợ mới biết
Tiền lương ta là bao.
Những ngày chưa kịp khao,
Bồ dạt dào thương nhớ.
Những lần lương bị hao,
Lòng vợ đau - rạn vỡ.
Nếu từ giã tiền rồi,
Bồ cũng bay theo gió.
Nếu phải cách xa lương
Vợ chỉ còn bão tố.



Hà Nội mùa này
Phố cũng như sông
Cái rét đầu Đông
Chân em run ngâm trong nước lạnh
Hoa sữa thôi rơi
Em tôi bơi cả chiều trên phố
Đường Cổ Ngư xưa
Ngập tràn nước sông Hồng
Hà Nội mùa này
Chiều không có nắng
Phố vắng nước lên thành con sông
Quán cóc nước dâng ngập qua mông
Hồ Tây… giờ không thấy bờ
Hà nội mùa này
Lòng bao đau đớn
Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay
Cho đến đêm qua lạnh đôi chân
Giờ đây… lạnh luôn… toàn thân

Đưa em dzìa dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Hai ta làm búa xua
Má em đòi đi thưa

Ai thưa thì cứ thưa
Tánh quen anh không chừa
Tay chân làm túa xua
Má em đành xin thua

Đào vừa ra hoa
Người ta vẫn kêu là hoa đào
Đào vừa ra bông
Người ta vẫn kêu Bông Đào
Đào đốt lên cháy ra than người ta vẫn kêu là than đào
Mỗi khi đi "dê"
Người ta vẫn kêu "cua đào"
Gà vừa ra lông
Người ta vẫn kêu là lông gà
Gà vừa ra đuôi
Người ta vẫn kêu đuôi gà
Gà chết đi nấu với xôi, người ta vẫn kêu là xôi gà
Mấy cô bia ôm
Người ta vẫn kêu là gà

Đời mà lên hương người ta mới kêu là lên đời
Đời mà ra đi người ta mới kêu là đi đời
Đời thắm tươi hát ca vang mới kêu là yêu đời
Có thai rồi sinh người ta mới kêu ra đời







Ta là con của bố ta mẹ ta.
Nhớ nhà là ta biến ta về.
Ta không cần ba lô, không cần lương khô, không cần chi mô.
Ta về ăn tết xong ta lại vô.
Ta không cần ba lô, không cần ô tô, không cần chi mô.
Ta đi theo lối nhỏ là lối an toàn

Một con vịt
Một con vịt xoè ra hai bát tiết
Nó kêu rằng vít vít vít, vịt vịt vịt
Rượu một lít nó còn chê là ít
Uống xong rồi cái đít nó quay quay





Trường Sơn đông, Trường Sơn tây
Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, ăn cơm sớm ta đi Trường Sơn, anh lên xe, em ngồi sau, chẳng thể nào mà đi cho mau, chẳng thể nào mà đi nhanh được.

Vấp phải đinh ấy mới xăm lốp xịt, vấp phải đá ấy mới cong vành sau, cong vành sau là đau mông em, cong vành sau ấy mới vẹo cột sống. Ngồi bên em như là bên cục sắt, mà anh nghiêng hết nó vẫn đè lên lưng, mà anh nghiêng hết nó vẫn đè lên lưng.

Một rừng cây, một đời người

Sung sướng thuộc về đàn bà
Đau khổ đó là đàn ông
Ai đã từng là đàn ông
Cũng đều khó chịu vì đàn bà
Đàn ông không đẹp như đàn bà
Đàn ông không chăm sóc đàn bà..là sai...
Son phấn thuộc về đàn bà
Ăn nhậu đó là đàn ông
Hút thuốc là đàn ông
Ăn hàng đó là đàn bà
Đàn ông trung thực hơn Đàn bà
Đàn ông cơ bắp hơn đàn bà...phải không??
Khi nghĩ về vợ mình
Tôi thường nghĩ vợ người ta
Khi nghĩ về vợ người ta
Tôi thường đánh đập vợ mình
Vợ người ta không già như vợ mình
Vợ người ta không đanh đá như vợ mình..phải không??

Ai hát nhạc bài này
Xin đừng để vợ mình nghe
Nhưng nếu vợ mình mà nghe
Tai nạn cho thằng làm chồng
Khổ đau chi bằng cấm vận
Khổ đau chi bằng ôm mền...mà ngủ riêng


Cuộc đời vẫn đẹp sao

Cụ bà vẫn đẹp sao Cụ ông vẫn đẹp sao
Dù hàm răng không còn chiếc nào
Dù da dẻ nhăn nheo như là da cóc
Dù cho tay run không cầm bút được
Nhưng vẫn còn trao nhau những bức thư tình
Một cái hắt hơi, cụ bà té xỉu
Một chiếc xe trâu, đưa cụ bà ra phố
Thấy cụ ông đã đứng ở bên mồ
Tay vẫn cầm lá thư tình yêu
Cụ bà vẫn đẹp sao, cụ ông vẫn đẹp sao
Dù hàm răng không còn cái nào
Dù da dẻ nhăn nheo như là da cóc
Dù cho tấm thân chỉ còn da bọc
Ta vẫn cùng chung nhau 1 cỗ quan tài
1 tiếng hắt xì
cụ bà ngất xỉu
1 cỗ xe trâu đưa bà ra phố
Thấy cụ ông đứng đó
Ở bên đường,
tay vẫn cầm... lá thư tình yêu
Ớ... trái tim cụ ông
như Mặt trời sắp lặn
đang sống nốt những ngày cuối cùng
mà vẫn còn yêu.......
........ còn yêu!

--------------




KHỎANH KHẮC

Chỉ còn 1 miếng bánh, bốc đi, ngại chi !
Chỉ còn 1 mình anh, xót xa, nhìn em
Chỉ còn anh thôi, em cứ vô tư
Chỉ còn anh thôi, em cứ ăn đi
Nếu ngày mai thấy em béo phì
Và em vẫn ăn liên tục
Thì anh " biến " thôi

Thuyền và Biển

Chỉ có chồng mới hiểu
vợ khôn ngoan nhường nào
Chỉ có vợ mới biết,
chồng đi đâu về đâu
Nhớ ngày mới gặp nhau
Em thẹn thùng không nói
Bây giờ khi gặp nhau
Em đùng đùng xỉa xói
Nếu từ giã mình rồi
Em sẽ tìm chồng mới
Nếu phải cách xa anh
Em sẽ làm đám cưới
Nếu phải cách xa anh
Em sẽ làm đám cưới.

Chỉ có tiền mới hiểu
Vợ yêu ta nhường nào
Chỉ có vợ mới hiểu
Tiền lương ta là bao

Những ngày đưa chậm lương
Vợ mặt mày cau có
Những ngày đưa chậm lương
Tiền chi tiêu thật khó

Nếu lỡ tiêu hết rồi
Vợ có còn êm ái?
Nếu lỡ tiêu thật rồi
Tiền lương ta ai lấy?


Tạm biệt nhé mối tình đầu khờ dại
Mối tình đầu gây nhớ lại chuyện xưa.
Tạm biệt nhé nào đâu những buổi trưa
Nắng theo gót đong đưa trên đường vắng.
Tạm biệt nhé mối tình đầu trong trắng
Những buổi chiều ánh nắng cũng buồn nghiêng.
Tạm biệt nhé những tình cảm thiêng liêng
Những tình cảm chỉ riêng ta mới hiểu.
Tạm biệt nhé những lúc ngồi đơn điệu
Những lúc ngồi nước mắt liệu có rơi?
Tạm biệt nhé thôi tạm biệt người ơi!
Gạt nước mắt bao đầy vơi kỉ niệm!

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

ĐỀ CƯƠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1.Tên học phần: THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (30 tiết)
2.Số đơn vị học trình: Hai (2)
3.Trình độ cho sinh viên: Năm thứ 4
4.Phân bổ thời gian:
-Lên lớp: 70 % (21 tiết)
+Giảng: 18 tiết
+Thảo luận: 3 tiết
-Đi thực tiễn: 30% (9 tiết)
5.Điều kiện tiên quyết:
Học phần này học sau Luật Tố tụng dân sự
6.Mục tiêu của học phần:
-Giúp sinh viên nhận biết quy định của pháp luật về hoạt động thi hành án.
-Giúp sinh viên nhận biết được hệ thống cơ quan thi hành án, chức năng nhiệm vụ của cơ quan thi hành án các cấp.
-Giúp sinh viên nhận biết được thủ tục thi hành án, hoạt động cưỡng chế thi hành án
-Giúp sinh viên thực hành một số hoạt động trong thủ tục thi hành án
7.Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần được cấu trúc thành các chương: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự, Thủ tục thi thành án, Cưỡng chế thi hành án, Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong thi hành án dân sự
8.Tài liệu học tập
Văn bản pháp luật
LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009)
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/2009/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 07 NĂM 2009
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2009/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2009
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61/2009/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 07 NĂM 2009
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
tại thành phố Hồ Chí Minh” ngày 19 tháng 02 năm 2009- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

NghÞ ®Þnh
cña chÝnh phñ sè 05/2005/N§-CP ngµy 18 th¸ng 1 n¨m 2005
vÒ b¸n ®Êu gi¸ tµi s¶n




Sách tham khảo
-Pháp lệnh thi hành án-những điều cần biết Nhà xuất bản Tư pháp tháng 5/2004
-Kỹ năng thi hành án dân sự-Học viện tư pháp, Nhà xuất bản Thống kê tháng 08/2005
-Khác
9.Phương pháp giảng dạy
-Giảng lý thuyết
-Đi thực tiễn
-Khác
10.Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
10.1 Hình thức đánh giá bộ phận
-Dự lớp
-Thái độ tham gia thảo luận
-Viết báo cáo thu hoạch
-Khác
10.2 Hình thức thi kết thúc học phần
-Thi viết
10.3 Điểm học phần: 80% điểm thi kết thúc học phần 20% các điểm đánh giá bộ phận

11.Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Những vấn đề chung về thi hành án dân sự (6 tiết)
1.Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm
Thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.2.Bản chất của hoạt động thi hành án
-Thi hành các quyết định của Tòa án tuyên trong bản án, quyết định, không giảI quyết lạI nộI dung vụ án
-Là giai đoạn bảo vệ quyền lợi cho các đương sự về mặt thực tế
1.3.Ý nghĩa
-Bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thực tế trong cuộc sống
-Bảo đảm quyền lợi của đương sự
-Thông qua việc thi hành án, Cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị trong việc lập pháp
2. Các nguyên tắc thi hành án dân sự
-Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định
-Bảo đảm quyền, lợI ích hợp pháp của ngườI liên quan đến thi hành án
-Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án
3.Những bản án, quyết định được thi hành
-Những bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh thương mại có hiệu lực pháp luật
-Quyết định cho thi hành ngay được tuyên trong bản án sơ thẩm
-Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam
-Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
-Quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của Tòa án về hình sự
-Quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về hành chính
-Quyết định tuyên bố phá sản

4.Quyền yêu cầu thi hành án dân sự
4.1 Khái niệm
Là quyền tố tụng quan trọng của đương sự trong hoạt động thi hành án. Các đương sự căn cứ vào bản án, quyết định do Tòa án tuyên có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nhằm bảo đảm quyền lợi của họ. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án là phải tổ chức thi hành theo yêu cầu của đương sự.
4.2 Chủ thể và thủ tục yêu cầu thi hành án
-Chủ thể có quyền yêu cầu thi hành án: Người được thi hành án và người phải thi hành án
-Thủ tục yêu cầu: Khi yêu cầu thi hành án đương sự phải có văn bản yêu cầu đính kèm trích lục bản án, quyết định và các giấy tờ cần thiết khác gửI cho Cơ quan thi hành án.
5.Thời hiệu yêu cầu thi hành án
5.1 Khái niệm, ý nghĩa
5.1.1 Khái niệm
Là thời hạn mà pháp luật quy định đương sự có quyền yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn đó, đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án nữa
5.1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự
-Là căn cứ để Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về thi hành án
5.2 Thời hiệu yêu cầu thi hành án
-ThờI hiệu yêu cầu thi hành án là 3 năm
-ThờI hạn không tính vào thờI hiệu: do trở ngại khách quan, do sự kiện bất khả kháng, thời hạn hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án
6. Biện pháp thi hành án
Là những cách thức do luật định mà Cơ quan thi hành án có quyền áp dụng nhằm thi hành các bản án, quyết định án đã có hiệu lực thi hành
Theo pháp luật thi hành án dân sự có 2 biện pháp thi hành án:
-Tự nguyện
-Cưỡng chế thi hành án
7. Phí thi hành án
7.1 Khái niệm
Là số tiền mà đương sự phảI nộp khi được thi hành án. Số tiền này đương sự phảI nộp căn cứ vào giá trị tài sản hoặc số tiền thực nhận
7.2 Mức phí thi hành án
7.3 Miễn, giảm phí thi hành án
8. Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự
8.1 Hệ thống Cơ quan quản lý thi hành án
8.1.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý thi hành án dân sự
-Là cơ quan tác động đến hoạt động thi hành án
-Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
8.1.2 Nội dung của công tác quản lý thi hành án dân sự
-Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự;
-Quản lý các Cơ quan thi hành án dân sự
-Hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo
-Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
-Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
-Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án
-Hợp tác quốc tế về thi hành án dân sự.
-Chỉ đạo công tác thi hành án dân sự, yêu cầu Cơ quan thi hành án báo cáo công tác thi hành án
-Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án
-Yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án dân sự

8.1.3 Các cơ quan quản lý thi hành án dân sự
-Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp
-Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng
-Sở Tư pháp
-Phòng tư pháp
8.2 Hệ thống Cơ quan thi hành án
8.2.1 Các cơ quan thi hành án dân sự
-Thi hành án cấp tỉnh
-Thi hành án cấp huyện
8.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các Cơ quan thi hành án
-Chỉ đạo hoạt động thi hành án
-Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
-Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác thi hành án dân sự
-Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự
-Quản lý cán bộ, công chức, kinh phí, cơ sở vật chất, phưng tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
9.1 Chấp hành viên
9.1.1 Khái niệm
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự
9.1.2 Tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm Chấp hành viên
-Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
-Có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện.
-Đã làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện từ năm năm trở lên, có năng lực thi hành những vụ việc thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh.
-Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên
9.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
-Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án
-Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở Cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án
-Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án
-Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;
-Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
-Xử lý vi phạm pháp luật trong khi thi hành án đốI vớI ngườI vi phạm

Chương 2: Thủ tục thi hành án dân sự (6 tiết)
1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm
Là trình tự thi hành án các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật thi hành án
1.2 Ý nghĩa
-Bảo đảm tuân thủ pháp luật trong thi hành án dân sự
-Bảo vệ quyền lợI của đương sự
2.Trình tự thi hành án
2.1 Cấp bản án, quyết định
-Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Tòa án nhân dân có trách nhiệnm cấp cho đương sự trích lục bản án , quyết định có ghi “để thi hành” và giải thích cho đương sự về quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu yêu cầu và nghĩa vụ thi hành
-GiảI thích bản án, quyết định
Khi bản án, quyết định mà Tòa án tuyên không rõ hoặc không thể thi hành thì Cơ quan thi hành án, các đương sự, người liên quan đến việc thi hành có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích
Chủ thể có trách nhiệm giải thích Chánh án Tòa án, Thẩm phán
2.2 Ra quyết định thi hành án
2.2.1 Thẩm quyền ra quyết định thi hành án
-Thủ trưởng Cơ quan thi hành án
-Phó thủ trưởng Cơ quan thi hành án được phân công
-Thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+Các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm;
+Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án cấp huyện mà Cơ quan thi hành án cấp tỉnh lấy lên để thi hành
+Bản án, quyết định của Tòa án tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp tỉnh;
+Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành khác ủy thác
+Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành
+Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam
-Thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện
+Các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện
+Các bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
+Bản án, quyết định do Cơ quan thi hành khác ủy thác
+Bán, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Cơ quan thi hành án cấp huyện
2.2.2 Các hình thức ra quyết định thi hành án
-Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án
-Ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự
2.3 Thông báo thi hành án
-Thông báo trực tiếp
-Niêm yết
-Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
2.4 Xác minh điều kiện thi hành án
Cơ quan thi hành án có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thi hành án trong việc xác minh điều kiện thi hành án của đưng sự.
Nếu người phi thi hành án không có tài sản để thi hành thì phải làm đơn trình bày, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức nơi công tác, nơi quản lý thu nhập về việc người đó không có tài sản để thi hành án. Người được thi hành án có quyền chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án
2.5 Ủy thác thi hành án
2.5.1 Khái niệm
Là hoạt động tố tụng của Cơ quan thi hành án chuyển giao việc thi hành các bản án, quyết định từ Cơ quan thi hành án này sang Cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án tuyên
2.5.2 Nguyên tắc ủy thác thi hành án
-Chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc trụ sở.
-Trường hợp có nhiều người phải thi hành án ở các địa phưng khác nhau hoặc tài sản, thu nhập của họ ở những địa phương khác nhau thì được ủy thác từng phần cho cơ quan thi hành án ở các địa phương đó, trừ trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới.
-Việc ủy thác thi hành án được thực hiện giữa các cơ quan thi hành án không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan thi hành án trong quân đội.
-Cơ quan thi hành án cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh của địa phưng mình.
2.5.3 Thủ tục ủy thác thi hành án
-Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án phi xử lý xong các tài sn tạm giữ, vật chứng do Toà án chuyển giao, tài sản kê biên có liên quan trực tiếp đến phần ủy thác để thi hành án.
-Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
-Quyết định ủy thác phi kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án có thể sao chụp bản án, quyết định thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác.
2.6 Hoãn thi hành án
2.6.1 Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án tạm dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
2.6.2 Căn cứ
-Người phải thi hành án ốm nặng hoặc chưa xác định được nơi cư trú hoặc vì lý do chính đáng khác không thể thực hiện được nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định, người đó phải tự mình thực hiện;
-Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành;
-Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
-Có tranh chấp về tài sản kê biên và đang được Toà án thụ lý, giải quyết.
-Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2.7 Tạm đình chỉ thi hành án
2.7.1 Khái niệm
2.7.2 Căn cứ
-Người phải thi hành án bị Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
-Người đã kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó
2.8 Đình chỉ thi hành án
2.8.1 Khái niệm
Là hành vi tố tụng của Cơ quan thi hành án dừng việc thi hành án khi có căn cứ theo quy định của pháp luật
2.8.2 Căn cứ
-Người phi thi hành án chết không để lại di sản hoặc nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người thừa kế
-Người được thi hành án chết mà quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế
-Người được thi hành án có văn bản từ bỏ quyền và lợi ích mà họ được hưởng theo bản án, quyết định
-Người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ không được chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
-Người phải thi hành án bị Toà án tuyên bố phá sản.
-Có quyết định miễn thi hành án
-Bản án, quyết định bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ;
-Thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết.
2.9 Trả lại đơn yêu cầu thi hành án
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án và bản án, quyết định cho người được thi hành án trong trường hợp có quyết định đình chỉ việc thi hành án hoặc có căn cứ xác định người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án.
3.Kết thúc thi hành án
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án ra quyết định kết thúc việc thi hành án khi người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định.
Việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.


Chương 3: Cưỡng chế thi hành án (6 tiết)
1. Những vấn đề chung về cưỡng chế thi hành án
1.1 Khái niệm
Là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của Cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định nhằm buộc ngườI phảI thi hành án thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định do Tòa án tuyên
1.2 Ý nghĩa
-Bảo vệ pháp luật
-Bảo vệ quyền lợi đương sự
1.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế
-Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong pháp luật thi hành án dân sự.
-Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay
-Không được tổ chức cưỡng chế trong khong thời gian mười lăm ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án
-Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tưng ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án.
-Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án
2.1 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền
2.1.1 Biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Khi phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước thì Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ để thi hành án.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải cung cấp số liệu về tài khoản của người phải thi hành án và thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản của người đó.
Khi có căn cứ cho rằng người phi thi hành án có dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản thì Chấp hành viên có thể ra quyết định phong toả tài khoản.
Đối với các khoản tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ thì Chấp hành viên ra quyết định trừ vào tiền hoặc thu hồi giấy tờ có giá để thi hành án. Người đang giữ tiền của người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện quyết định của Chấp hành viên.
Quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2.1.2 Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Thu nhập của người phi thi hành án bao gồm tiền lưng, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và các thu nhập hợp pháp khác.
Việc trừ vào thu nhập của người phi thi hành án được thực hiện trong các trường hợp:
-Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn;
-Bản án, quyết định ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án
-Do các bên thoả thuận.
Mức trừ
Mức cao nhất được trừ vào lương là ba mươi phần trăm số lương hàng tháng. Đối với những khoản thu nhập khác thì mức trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người phải thi hành án có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản
-Nguyên tắc kê biên tài sản
+Người phải thi hành án có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, Chấp hành viên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không cản trở việc thi hành án.
+Nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước. Trong trường hợp tài sản riêng của người phải thi hành án không có hoặc không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác. Chỉ kê biên quyền sử dụng đất, nhà ở, trụ sở của người phải thi hành án nếu sau khi kê biên hết các tài sản khác mà vẫn không đủ để thi hành án.
+Chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án đủ để bảo đảm thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành án mà không thể phân chia được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó để bảo đảm thi hành án.
+Trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào khác thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
-Tài sản không được kê biên
-Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
-Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình;
-Đồ dùng thờ cúng thông thường.
-Định giá tài sản
Tài sản đã kê biên được định giá theo thoả thuận giữa người được thi hành án, người phải thi hành án và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung.
Trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì sau khi kê biên, Chấp hành viên phải thành lập Hội đồng định giá; người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định thuộc về Hội đồng định giá.
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sn thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
-Bảo quản tài sản
+Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản
+Giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;
+Bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án
-Bán đấu giá tài sản
Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
Trình tự tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản:
+Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản giới thiệu bản thân và người giúp việc; thông báo những quy định về cuộc bán đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và điểm danh; giới thiệu từng tài sản bán đấu giá; nhắc lại giá khởi điểm; quy định mức chênh lệch của mỗi lần trả giá; trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá tài sản;
+Người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản thông báo công khai về giá đã trả cho những người tham gia đấu giá tài sản;
+Người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Trường hợp giá trả cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá tài sản coi như không thành.
-Thanh toán nghĩa vụ theo bản án, quyết định
+Tiền cấp dưỡng;
+Tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội;
+Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;
+Án phí, lệ phí Toà án;
+Tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính;
+Các khoản phải trả khác;
+Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

2.2 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật hoặc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất
2.2.1.Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật
Trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ giao vật cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người đó giao vật cho người được thi hành án.
Nếu vật phải trả không còn thì Chấp hành viên hướng dẫn để các bên thoả thuận thanh toán giá trị của vật. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Chấp hành viên buộc người phải thi hành án trả cho người được thi hành án số tiền tương ứng với giá trị của vật tại thời điểm thi hành án. Nếu vật có giá trị lớn hoặc khó xác định giá thì phải lập Hội đồng định giá.

2.2.2 Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất
Trong trường hợp người phi thi hành án có nghĩa vụ trả nhà cho người được thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định buộc người phải thi hành án và những người khác có mặt trong nhà ra khỏi nhà, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra khỏi nhà. Nếu họ không tự nguyện thực hiện quyết định thì Chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà.
Trường hợp họ từ chối nhận tài sản, Chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho của Cơ quan thi hành án và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Trường hợp người phải thi hành án cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo quyết định cưỡng chế thì Chấp hành viên vẫn quyết định thực hiện việc cưỡng chế
2.3 Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc làm hoặc không được làm công việc nhất định
Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện công việc buộc phải làm theo bản án, quyết định của Toà án mà công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện. Chi phí do người phải thi hành án chịu.
Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Toà án
Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án thì Chấp hành viên ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật và ấn định cho người phải thi hành án trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày đương sự nhận được quyết định xử phạt hành chính để thực hiện. Nếu họ vẫn không chấm dứt thực hiện công việc không được làm thì Chấp hành viên đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.





Chương 4: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thi hành án dân sự (tự học)
1. Khiếu nại về thi hành án
1.1 Khái niệm khiếu nạI về thi hành án
Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo trình tự do pháp luật quy định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.2 Chủ thể khiếu nại, người bị khiếu nại và đối tượng của khiếu nại thi hành án
-Chủ thể khiếu nại: Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án
-Chủ thể bị khiếu nại: Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
-ĐốI tượng của khiếu nại thi hành án: Các quyết định, hành vi của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên
1.3 ThờI hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.
Trong trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hạn khiếu nại.
1.3 Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mưi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng C quan thi hành án cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện thì Thủ trưởng C quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh thì Thủ trưởng C quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án nh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.

Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án trong quân đội
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu nơi có khiếu nại giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết và trả lời cho người khiếu nại trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, nếu không đồng ý với nội dung giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là quyết định giải quyết cuối cùng.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tạm ngừng thi hành án trong thời gian giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đưng sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.
2.Tố cáo trong thi hành án dân sự
2.1 Khái niệm
Là việc công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án gây thiệt hạI hoặc đe dọa gây thiệt hạI lợI ích của Nhà nước, quyền, lợI ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức
2.2 Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo
-Người tố cáo có các quyền
+Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
+Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
+Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
-Người tố cáo có các nghĩa vụ:
+Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
+Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
+Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
-Người bị tố cáo có các quyền:
+Được thông báo về nội dung tố cáo;
+Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
+Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
+Yêu cầu c quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
-Người bị tố cáo có các nghĩa vụ:
+Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
+Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
+Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.






2.3 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền qun lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.
Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền gii quyết của thủ trưởng c quan cùng cấp khi được giao;
Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt phức tạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra đã kết luận, kiến nghị
3. Xử lý vi phạm về thi hành án dân sự
3.1 Xử lý về hành chính
-Hành vi và mức phạt vi phạm hành chính
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
+Cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án;
+Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
+Cố tình không thực hiện quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay;
+Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án;
+Có điều kiện thi hành án nhưng trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
+Phân tán hoặc làm hư hại tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;
+Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong khi tiến hành việc thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phi thi hành án.
-Thẩm quyền xử phạt vi phạm
+Chấp hành viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính
+Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng
3.2 Xử lý về hình sự

11.Thảo luận: 3 tiết
12. Ngày phê duyệt:
13. Cấp phê duyệt:

VĂN BẢN THI HÀNH ÁN

LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Được Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoá Xii, Kỳ Họp Thứ 4 Thông Qua Ngày 14 Tháng 11 Năm 2008, Có Hiệu Lực Thi Hành Từ Ngày 01 Tháng 7 Năm 2009)

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/2009/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 07 NĂM 2009
Quy Định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành Một Số Điều Của Luật Thi Hành Án Dân Sự Về Thủ Tục Thi Hành Án Dân Sự

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74/2009/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2009
Quy Định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành Một Số Điều Của Luật Thi Hành Án Dân Sự Về Cơ Quan Quản Lý Thi Hành Án Dân Sự, Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Và Công Chức Làm Công Tác
Thi Hành Án Dân Sự

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61/2009/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 07 NĂM 2009
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quyết Định
Phê Duyệt Đề Án “thực Hiện Thí Điểm Chế Định Thừa Phát Lại
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh” Ngày 19 Tháng 02 Năm 2009- Thủ Tướng Chính Phủ


Chính Phủ
------------
Số: 17/2010/nđ-cp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------------------
Hà Nội, Ngày 04 Tháng 03 Năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN


QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ NỘI VỤ 02/2007/QĐ-BNV NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2007
VỀ VIỆC BAN HÀNH MÃ SỐ NGẠCH THẨM TRA VIÊN,
THẨM TRA VIÊN CHÍNH, THẨM TRA VIÊN CAO CẤP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 86/2007/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 06 NĂM 2007
VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM THEO NGHỀ ĐỐI VỚI
THẨM TRA VIÊN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Quyết Định Số 224/qđ-ttg Ngày 19/02/2009 Của Thủ Tướng Chính Phủ. Phê Duyệt Đề Án “thực Hiện Thí Điểm Chế Định Thừa Phát Lại Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”
Thủ Tướng Chính Phủ
________
Số: 32/2009/qđ-ttg Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
_____________________________________
Hà Nội, Ngày 02 Tháng 3 Năm 2009





Quyết Định
Ban Hành Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Nghị Định Số 74/2009/nđ-cp
Ngày 09 Tháng 9 Năm 2009 Của Chính Phủ Quy Định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thi Hành
Một Số Điều Của Luật Thi Hành Án Dân Sự Về Cơ Quan Quản Lý Thi Hành Án Dân Sự,
Cơ Quan Thi Hành Dân Sự Và Công Chức Làm Công Tác Thi Hành Án Dân Sự
-------------------------
Bộ Tư Pháp - Bộ Tài Chính

Số: 04 /2009/ttlt-btp-btc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày 15 Tháng 10 Năm 2009


THÔNG TƯ LIÊN TịCH
Hướng Dẫn Bảo Đảm Tài Chính Từ Ngân Sách Nhà Nước Để Thi Hành Án
Bộ Tư Pháp
Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
-------------------------------
Số: 13/2010/ttlt-btp-tandtc-vksndtc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------------------------
Hà Nội, Ngày 07 Tháng 07 Năm 2010


Thông Tư Liên Tịch
Hướng Dẫn Thủ Tục Thực Hiện Một Số Công Việc Của Thừa Phát Lại
Thực Hiện Thí Điểm Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Bộ Tư Pháp-tòa Án Nhân Dân Tối Cao- Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
---------------------------
Số: 14/2010/ttlt-btp-tandtc-vksndtc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
--------------------------
Hà Nội, Ngày 26 Tháng 7 Năm 2010


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ


Bộ Tư Pháp
------------------
Số: 17/2010/tt-btp
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-------------------------
Hà Nội, Ngày 11 Tháng 10 Năm 2010


Thông Tư
Quy Định Phân Cấp Quản Lý Công Chức, Công Chức Lãnh Đạo
Cơ Quan Quản Lý Thi Hành Án Dân Sự Và Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự
Bộ Tư Pháp
-------------------
Số: 23/2010/tt-btp
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------------
Hà Nội, Ngày 06 Tháng 12 Năm 2010


Thông Tư
Quy Định Chi Tiết Và Hướng Dẫn Thực Hiện
Nghị Định Số 17/2010/Nđ-cp ngày 04 Tháng 3 Năm 2010
Của Chính Phủ Về Bán Đấu Giá Tài Sản
Bộ Tư Pháp
------------------
Số: 17/2010/tt-btp
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-------------------------
Hà Nội, Ngày 11 Tháng 10 Năm 2010


Thông Tư
Quy Định Phân Cấp Quản Lý Công Chức, Công Chức Lãnh Đạo
Cơ Quan Quản Lý Thi Hành Án Dân Sự Và Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự
Bộ Tư Pháp - Bộ Tài Chính

Số: 04 /2009/ttlt-btp-btc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày 15 Tháng 10 Năm 2009

Bộ Tư Pháp - Bộ Tài Chính
Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
--------------------------
Số:12/2010/ttlt-btp-btc-tandtc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
------------------------
Hà Nội, Ngày 24 Tháng 6 Năm 2010


Thông Tư Liên Tịch
Hướng Dẫn Một Số Điều Của Nghị Định Số 61/Nđ-cp ngày 24 Tháng 7 Năm 2009
Của Chính Phủ Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Thừa Phát Lại Thực Hiện Thí Điểm Tại
Thành Phố Hồ Chí Minh Liên Quan Đến Chi Phí Thực Hiện Công Việc Của Thừa Phát Lại
Và Chế Độ Tài Chính Đối Với Văn Phòng Thừa Phát Lại
Bộ Tư Pháp - Bộ Công An - Bộ Tài Chính - Toà Án Nhân Dân Tối Cao - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
-------------------
Số: 14/2011/ttlt-btp-bca-btc-tandtc-vksndtc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----------------
Hà Nội, Ngày 11 Tháng 7 Năm 2011


Thông Tư Liên Tịch
Hướng Dẫn Hoạt Động Của Ban Chỉ Đạo Thi Hành Án Dân Sự
Bộ Tài Chính - Bộ Tư Pháp
----------------
Số: 144/2010/ttlt-btc-btp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------
Hà Nội, Ngày 22 Tháng 09 Năm 2010

Bộ Tư Pháp – Bộ Tài Chính – Bộ Công An
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao
Tòa Án Nhân Dân Tối Cao
------------------------------
Số: 10/2010/ttlt-btp-btc-bca-vksndtc-tandtc Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
--------------------------
Hà Nội, Ngày 25 Tháng 5 Năm 2010


Thông Tư Liên Tịch
Hướng Dẫn Việc Miễn, Giảm Nghĩa Vụ Thi Hành Án
Đối Với Khoản Thu Nộp Ngân Sách Nhà Nước
Bộ Tài Chính - Bộ Tư Pháp
----------------
Số: 144/2010/ttlt-btc-btp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------
Hà Nội, Ngày 22 Tháng 09 Năm 2010